Hoàng Đế là vị minh quân giỏi trị quốc, tương truyền khi ông đi bái Quảng Thành Tử làm thầy, lần thứ nhất bị từ chối, tới lần thứ hai mới được thu nhận làm đồ đệ, chuyện này như thế nào?
Cuốn điển tịch quan trọng nhất trong Đông y là cuốn “Hoàng Đế nội kinh”, là thư tịch do Hoàng Đế và cận thần Kỳ Bá bàn luận về y thuật, nội dung không chỉ đề cập đến đạo của Y học, mà còn nói về quan hệ của Thiên-Địa-Nhân. Những kiến thức khí tượng, thiên văn ngày nay cũng có mối liên hệ lớn với “Hoàng Đế nội kinh”. Sở dĩ Hoàng Đế có thể trở thành một vị minh quân vĩ đại, là có liên quan chặt chẽ với tinh thần tôn sư trọng Đạo của ông.
Thời Trung Quốc cổ đại, việc bái sư là việc thận trọng phi thường, có thể cảm thụ được qua câu chuyện Hoàng Đế bái Quảng Thành Tử làm thầy.
Hoàng Đế bái sư
Hoàng Đế trị vì đã lâu, nghe nói trên núi Không Động có vị tu Đạo, tên gọi Quảng Thành Tử, ông rất muốn đi tìm để học đạo trị quốc cùng tu tâm dưỡng tính. Tuy ông coi trọng sư đạo vô cùng, nhưng khi đi tầm Đạo vẫn có chút hoành tráng: Mang theo nhiều quần thần cùng các loại lễ vật. Đến núi Không Động, Quảng Thành Tử nói với Hoàng Đế rằng: “Ông trị lý quốc gia, cây chưa già đã khô héo úa tàn, chim vừa đậu đã vội bay đi”. Ý nói rằng: Quân vương như vậy, không phải là quân vương tốt.
Sau khi bị Quảng Thành Tử trách cứ, Hoàng Đế ba tháng liền không thiết triều, trong ba tháng ấy, ông quay mặt vào tường để suy ngẫm lỗi lầm, không ngừng nghĩ lời của Quảng Thành Tử, xem rốt cuộc thì mình đã làm sai những gì?
Trong vài chục năm Hoàng Đế trị vì, không ngừng suy xét: “Tại sao khi ta trị lý quốc gia, cũng dạy dỗ chúng dân làm lụng, mà kết quả thì thân mình tiều tụy, yếu ớt?”.
Thế là ông quyết định đi bái sư lần nữa, để học tập cách trị lý quốc gia, và làm sao để cải biến thân tâm trở lên tốt hơn.
Lần này ông một mình lên núi. Cổ thư ghi chép rằng, trên núi, có vị Đạo nhân tên là Xích Tùng Tử khuyên ông: Cần làm như thế này, thế này…điểm hóa cho ông. Thế là ông bò trên đất mà đi, tới trước mặt Quảng Thành Tử.
Lần này, Quảng Thành Tử nói: “Ta có Đạo, Đạo này làm ta sống đến nay là 1200 tuổi rồi”.
Quảng Thành Tử lại nói tiếp: “Đắc được Đạo của ta, thì có thể làm Hoàng đế; không đắc được Đạo này, thì chỉ là kẻ sĩ”. Có nghĩa là: “Chỉ cần chiếu theo Đạo của ta mà tu hành thì có thể thành quân vương! Giả sử không thể theo Đạo này mà tu, thì chỉ có thể làm thường dân mà thôi!”.
Thế là Quảng Thành Tử đã truyền Đạo cho Hoàng Đế. Do Hoàng Đế tôn sư trọng Đạo, nên ông mới được Quảng Thành Tử truyền Đạo cho.
Lễ nghĩa bái sư thời cổ đại hết sức thận trọng, chu toàn
Thời cổ đại rất coi trọng lễ bái sư, mong cầu gặp được minh sư. Nhưng không phải là đưa bao nhiêu lễ vật cho thầy, mà cần hiểu rõ ý nghĩa chân chính của việc bái sư, cùng lễ nghi. Khổng Tử nói, bái sư cần ‘Tự hành thúc tu dĩ thượng’ (tự mang thịt khô dâng lên), đây là một loại lễ, làm sao để dâng lễ bái Trời, bái Đất, bái thầy.
Thực ra chỉ nhìn chữ Lễ (禮) là ta có thể hiểu sự trang trọng của lễ bái sư; bên trái chữ lễ là bộ Kỳ (示 – Thần đất) hàm ý là thượng Thiên ban tặng; bên phải là chữ Lễ (豊) là dụng cụ dùng cho tế tự thời cổ đại, dùng trong việc liên quan đến Thần thì gọi là Lễ, biểu đạt sự thờ cúng, kính ngưỡng, tôn trọng đối với Thần linh. Thời cổ đại, học sinh phải hành lễ bái sư, thì thầy mới nhận làm trò, ví dụ: thắp hương, tắm gội tẩy tịnh… đều là hình thức biểu hiện của lễ bái sư.
Khi Hoàng Đế bái Quảng Thành Tử làm thầy, hành lễ bái sư là bò trên đất mà tới; tức là biểu thị sự tôn trọng đặc biệt đối với Đạo của thầy, do vậy mà đắc được Đạo. Việc đắc được Đạo không phải do bần tiện hay phú quý cá nhân định ra, cho dù là quân vương, thì phải là một học trò tốt, thì Quảng Thành Tử mới truyền Đạo. Nhưng ngày nay người ta thường viết chữ Phụ (父-nghĩa là cha), trong từ sư phụ 師父, thành chữ Phó (傅- nghĩa là thầy dạy, trợ giúp). Kỳ thực thời cổ đại bái sư là bái sư phụ, “nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ” (một ngày làm thầy, cả đời làm cha), coi thầy như cha mình, những thứ đắc được từ thầy đều là tôn quý nhất, tốt nhất. Cho nên xưa nay dù là Đạo gia, Phật gia, hay Nho gia thì đều cần hành lễ bái sư, đó là lễ thể hiện sự tôn sư trọng Đạo.
Chữ Hán có ý nghĩa vô cùng, chữ Sư (師), chữ Đạo (道) đều chứa đựng nội hàm. ‘Tôn sư trọng Đạo’, Hoàng Đế bái sư thận trọng như vậy là để ‘Tôn sư’; ban đầu Hoàng Đế đi bái sư rất rầm rộ. Đối với Đạo nhân chân chính thì bần tiện phú quý lễ nghi đâu có gì quan trọng, thầy chỉ nhìn cái tâm cầu Đạo chân chính kia thôi. Do đó khi bái sư lần thứ hai, Hoàng Đế bò phủ phục xuống đất, Quảng Thành Tử biết rằng Hoàng Đế đã hiểu được lẽ ‘Tôn sư’. Chữ đạo「道」là chữ Thủ (首 – đầu) đặt trên bộ Sước (辶). Sước (辶) có nghĩa là đi, thủ là đầu, ý nghĩa là thứ đầu não có thể ngộ được, rồi chiểu theo đó mà hành. Giả sử gặp được vị minh sư chỉ bảo, thì theo Đạo mà thầy truyền để thực hành.
Khiêm hạ cầu Đạo, thành tựu nên một minh quân và một danh y
Do Hoàng Đế dốc sức chiểu theo Đạo thầy truyền mà thực hành, cho nên ông đã trở thành một vị minh quân. Rất nhiều điển chương chế độ ngày nay, gồm cả y dược, âm nhạc, văn tự… đều bắt nguồn từ thời Hoàng Đế, trong đó “Hoàng Đế nội kinh” là điển tịch quan trọng bậc nhất của Đông y, là thư tịch ghi lại nội dung thảo luận về y học giữa Hoàng Đế và lão thần Kỳ Bá. Kỳ Bá lấy đạo lý y học truyền cho Hoàng Đế, Hoàng Đế học và trở thành danh y, đồng thời truyền lại cho nhiều người, như Lôi Công, Bá Cao… đều là những danh y theo Hoàng Đế học y thuật.
Trong “Hoàng Đế nội kinh” có ghi lại rằng, Hoàng Đế thường thỉnh giáo Kỳ Bá dạy cho y đạo, Kỳ Bá trả lời: Lĩnh vực ngài hỏi là vô cùng vĩ đại! Quả thực là rộng lớn vô cùng! Câu hỏi quả thực rất hay, rất tốt!
Kỳ Bá nói: “Người biết được y đạo, tuân thuận âm dương, hòa nhập thuật số”. Có rất nhiều những câu thoại như vậy, đều do Hoàng Đế ngày càng ngộ đạo thâm sâu và đàm luận với Kỳ Bá ở nhiều tầng thứ cao hơn. Do đó, có nhiều kiến giải sâu rộng, cho nên đời sau Đông y gọi là “Kỳ Hoàng y học” – Kỳ là chỉ Kỳ Bá, Hoàng là chỉ Hoàng Đế.
Nội dung mà “Hoàng Đế nội kinh” đàm luận không chỉ là Y đạo, mà còn bàn về quan hệ giữa Trời Đất và nhân thể, gồm cả khí tượng, địa lý, nhân văn… đều lý giải hết sức rõ ràng. Ví dụ: Trong sách viết một năm có 365 ngày, người có 365 huyệt. Một năm có 12 tháng, người có 12 đường kinh lạc. Từ đây có thể thấy, kỳ thực ngay từ thời Hoàng Đế đã biết rõ quan hệ đối ứng tương hỗ giữa người và tự nhiên. Ngay cả ảnh hưởng khác nhau của chòm sao Bắc Đẩu đối với con người khi quay mặt về phía bắc và về phía nam có trạng thái như thế nào, cho đến các mặt của tất cả các khí quan đều được giải thích tường tận trong “Hoàng Đế nội kinh”.
Do vậy, Hoàng Đế vừa là minh quân vừa là danh y, được như vậy là do ông hiểu lý tôn sư trọng Đạo, nên mới được vị Tiên nhân Quảng Thành Tử truyền cho chính Đạo, và tu hành tạo phúc muôn dân.
Theo Bs.Hồ Nãi Văn – Epochtimes
Tác giả: Thái Bình
Nguồn: NTD Việt Nam
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Bí ẩn chưa có lời giải: Người bần cùng bỗng trở nên giàu có. Liệu họ có nắm giữ bí mật nào không?
- Câu chuyện lịch sử: Tấn Hiếu Vũ Đế uống rượu khinh nhờn Thần nên qua đời
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!