Giáo dưỡng là gì? Có người nói: “Giáo dưỡng là sự tu dưỡng bắt nguồn từ nội tâm, tự giác mà không cần nhắc nhở, dùng ước thúc làm tiền đề cho tự do, là sự thiện lương khi nghĩ cho người khác”.
Trong “Tam tự kinh” có nói rằng “dưỡng bất giáo, phụ chi quá; giáo bất nghiêm, sư chi đọa”, nghĩa là: nuôi con mà không dạy là lỗi của cha; dạy không nghiêm là do sự bê trễ của thầy.
Nếu một người không có giáo dưỡng, chính là cha mẹ, thầy cô không làm tròn trách nhiệm. Giáo dưỡng nghe có vẻ to tát, nhưng thực ra chỉ là làm những việc nhỏ. Đó là sự đúng mực trong lời nói và việc làm, sự khoan dung trong giao tiếp, sự ôn nhu trong cư xử, và sự thiện lương trong trái tim. Đó là hành động vô tình, một sự bộc lộ lơ đãng, là chiều sâu tâm hồn không thể che giấu hay giả tạo được. Một điểm cơ bản nhất của giáo dưỡng là: trong tâm có người khác.
Biểu hiện của nữ sinh đại học
Một người bạn rất yêu ngôi nhà của mình, cô trang trí rất trang nhã dễ chịu. Vì phải đi công tác xa trong thời gian lâu nên cô muốn cho thuê lại, nhưng sợ người thuê không biết quý trọng ngôi nhà, làm hỏng mất ngôi nhà. Vậy nên cô đã chọn lựa người thuê rất kỹ, cuối cùng chọn được nữ sinh viên đại học gọn gàng, vừa tốt nghiệp. Người thuê nhà và cho thuê nhà nói chuyện với nhau rất hợp, và nữ sinh viên đại học đã thuê nhà thành công.
Nhưng thời gian tốt đẹp chẳng kéo dài được bao lâu, nếu không phải là có vấn đề ở đây, thì là ở kia, cô chủ nhà liên tục phải tìm người sửa chữa. Ngoài ra, người hàng xóm thân thiết ở tầng dưới liên tục gọi điện phàn nàn về tiếng giày cao gót ở tầng trên lúc nửa đêm, khiến tim bà không chịu nổi, và những bước chân trên tầng rất ồn ào hỗn loạn, không biết có bao nhiêu người sống trên đó, mà cứ thường xuyên vào đêm khuya.
Chủ nhà đã trao đổi với người thuê nhiều lần, nhắc nhở chú ý đừng làm phiền hàng xóm ở tầng dưới, nhưng vẫn không được, chỉ hết này tới lần khác phải xin lỗi hàng xóm. Cuối cùng cũng tới lúc hết thời hạn thuê nhà, chủ nhà không đồng ý yêu cầu gia hạn hợp đồng thuê nhà của nữ sinh viên và đã lấy lại căn nhà. Khi đến lại căn nhà thật kinh ngạc, gần như không thể nhận ra, nó bị hư hao hoàn toàn, trong một đống hỗn độn, rất nhiều rác không vứt đi, tất cả đều ở trong phòng, phòng bếp khó coi, bếp nấu và tường phủ một lớp dày dầu mỡ.
Người bạn chủ nhà bất đắc dĩ nói một câu, chọn trong hàng ngàn lựa chọn, chọn ra một nữ sinh viên đại học, không ngờ ngoại hình và ăn mặc xinh đẹp như vậy, mà ở lại dơ dáy bẩn thỉu như vậy, biến phòng của người khác thành ra như thế này, đến chuột vào cũng đều phải bật định vị. Đây không phải là sống luộm thuộm, mà là vấn đề giáo dưỡng.
Đúng là người có giáo dưỡng khi đi thuê nhà của người khác, sẽ giữ cho nó sạch sẽ và ngăn nắp như chính ngôi nhà của mình. Người không có giáo dưỡng sẽ cảm thấy, dù sao mình cũng đã bỏ tiền ra nên cứ tuỳ ý tự nhiên tận dụng. Tuy nhiên, sự giáo dưỡng thực sự của một người không phụ thuộc vào việc anh ta giàu có hay văn hoá cao như thế nào, mà nằm ở các chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống. Dưới đây là chín chi tiết trong cuộc sống ẩn sâu sự giáo dưỡng của một người.
1. Tôn trọng người khác và không quên nói “cảm ơn”
Một người phụ nữ tiện tay ném rác xuống đất, nhân viên vệ sinh bên cạnh vội vàng đến dọn dẹp sạch, đồng thời nhắc nhở rằng thùng rác ở đó. Thay vì nói lời cảm ơn hay bày tỏ sự xin lỗi và xấu hổ, người phụ nữ này đã đập chiếc ví trên tay vào người công nhân vệ sinh: “Nếu tôi không vứt rác thì anh đâu có việc làm?”.
Trong cuộc sống có rất nhiều người như vậy, họ không thiếu thiếu địa vị, tài sản và tiền bạc, nhưng thiếu sự giáo dưỡng cơ bản nhất. Những người có tu dưỡng thực sự sẽ không cậy vào địa vị của mình, càng không coi thường hạ thấp người khác, họ luôn có lòng nhân ái, lan tỏa lòng tốt và sưởi ấm những người xung quanh.
Có một nữ chủ nhà hàng rất sắc sảo và có năng lực, nhưng lại luôn chỉ trích nhân viên, luôn có thái độ tự cao tự đại với nhân viên, không đánh giá chính xác về sự cố gắng của nhân viên. Chỉ cần nhân viên có sai sót nhỏ, họ sẽ phải chịu những lời trách móc, càu nhàu không thôi, khiến tính ổn định của nhân viên rất kém. Một đầu bếp đã ở đó lâu nhất và có tay nghề cao cuối cùng đã quyết định ra đi, anh ấy nói, chúng tôi không ngại mệt hay làm việc vất vả, chúng tôi cần được người khác tôn trọng.
Giáo dưỡng thực sự không phải là đối xử với người khác trịch thượng, mà là học cách tôn trọng người khác. Một người thực sự có giáo dưỡng, cho dù ở trong nhóm nào, người đó cũng vẫn sẽ duy trì giáo dưỡng của bản thân, trước sau như một, khiêm tốn và lịch sự. Một người muốn được người khác công nhận thì trước hết cần đối xử chân thành với người khác, chỉ có đối xử chân thành với người khác mới có thể nhận lại được sự chân thành.
2. Chú ý đến dáng vẻ, làm hài lòng bản thân và tôn trọng người khác
Có ai đó đã nói: “Tướng mạo của một người là bức tranh biểu thị nội tâm, tướng mạo biểu hiện và tiết lộ toàn bộ vận mệnh của một người”.
Một hình ảnh tốt không chỉ phản ánh thái độ của một người đối với cuộc sống, mà còn có thể nhìn ra sự giáo dưỡng của một người .
Một học giả chuyên về giảng dạy và giáo dục đến từ dòng họ Diệp Hách Na Lạp nổi tiếng của triều đại Mãn Thanh, bà đã giảng dạy 40 năm và đã quyên góp được tổng cộng 35,68 triệu nhân dân tệ (gần 125 tỷ VND). Một người gần 100 tuổi như bà, nhưng chỉ cần đứng trên bục giảng, bà nhất định xuất hiện với diện mạo chỉn chu, trước mỗi buổi học bà sẽ chải đầu cẩn thận và là phẳng quần áo, trong suốt quá trình giảng bài bà đều đứng. Vì bà yêu thơ ca và tôn trọng học sinh nghe giảng, chính vì những biểu hiện này khiến sau nhiều năm, học trò của bà vẫn nhớ như in dáng vẻ trên bục giảng của bà: cô giáo mặc quần áo rất giản dị, gài một bông lan hồ điệp, trang nhã đoan trang.
Chính những người chú ý đến ngoại hình không chỉ làm bản thân vui vẻ, mà cũng thể hiện sự tôn trọng người khác.
3. Đặt mình vào vị trí của người khác
Một ông lão tên là Konosuke Matsushita đến một nhà hàng nổi tiếng để ăn bít tết với năm người bạn khi ông 80 tuổi. Những người bạn ăn uống rất hài lòng, và họ đã ăn hết phần bít tết, vì vậy ông Matsushita đã yêu cầu người phục vụ mời đầu bếp tới. Sau khi người đầu bếp đến, anh ấy hơi bối rối, ông Konosuke Matsushita liền nói với đầu bếp: “Mọi người đã ăn hết bít tết rồi, và tôi chỉ ăn hết một nửa đĩa này, không phải vì mùi vị tệ mà vì tôi đã 80 tuổi, ít thèm ăn hơn rồi. Tôi muốn trực tiếp nói với anh, vì lo anh có thể buồn khi nhìn thấy đĩa bít tết vẫn còn thừa”.
Ông Konosuke Matsushita xưa nay vốn được gọi là “bậc thầy về quản lý”, nhưng ông không vì nổi tiếng mà kiêu ngạo, thay vào đó, ông rất khiêm tốn, ông nghĩ ra những chi tiết mà người khác không thể để ý, và đối xử tinh tế với mọi người.
Một ông chủ cho thuê nhà thấy người thuê nhà ném những mảnh thủy tinh vỡ vào thùng rác, ông lão đổ hết đồ trong thùng rác ra, để riêng những mảnh thủy tinh vào một túi rác khác và gắn lên mảnh giấy với lời nhắn: “Cẩn thận, bên trong có thủy tinh”.
Nhìn hành động của ông lão, người thuê nhà cảm thán nói: “Người có giáo dưỡng khi mở cửa sẽ nhìn lại về phía sau, khi cầm kéo sẽ chĩa đầu nhọn về phía mình, khi cùng với người khác thì luôn cố gắng hết sức để khiến người khác cảm thấy thoải mái”.
Một người có giáo dưỡng nhất định phải biết hoán đổi vị trí suy xét, biết cách nhìn vấn đề từ góc độ của người khác, và có sự thiện lương biết nghĩ cho người khác.
4. Không nổi giận với người thân
Một câu chuyện khiến người ta phải suy nghĩ, kể về một cặp vợ chồng già có gia cảnh nghèo khó. Họ định bán con ngựa duy nhất trong gia đình để đổi món gì đó có ích hơn. Sau khi ông lão cưỡi ngựa đi chợ, ông đổi ngựa lấy bò, đổi bò lấy cừu, rồi đổi cừu lấy ngỗng, lại đổi ngỗng lấy gà và cuối cùng là đổi gà lấy một túi táo giập nát. Khi đó có hai người nghe được chuyện này, đã lấy vàng làm tiền đặt cược, họ nói rằng, ông lão về nhà, nhất định sẽ bị vợ mắng, nhưng ông lão tin chắc rằng mình sẽ được ôm hôn.
Quả nhiên sau khi nghe ông lão kể lại quá trình bán ngựa, bà lão không hề phàn nàn hay chỉ trích mà còn khen ngợi ông lão nhiều hơn. Vậy là hai người đặt cược đã đưa cho ông lão số vàng đặt cược như đã hứa.
Nhiều người bao dung và rộng lượng với lỗi lầm của người ngoài, trong khi đó lại bắt bẻ, chỉ trích những người thân, sự giáo dưỡng tốt nhất không chỉ là dễ chịu với người ngoài, mà còn cần có thể giữ được cảm xúc ổn định với với người nhà.
“Bắt bẻ người thân là một bản năng, nhưng khắc phục bản năng, làm được việc không xoi mói đối với người thân, chính là một kiểu giáo dưỡng”.
Như người xưa đã nói, lưỡi mềm không xương, nhưng lại có thể làm tan nát trái tim. Những lời nói vô tình, giống như một tảng đá lớn, sẽ gây kinh động mặt hồ và có ảnh hưởng rất lớn. Gutmann, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã khảo sát 700 cặp vợ chồng trong 40 năm, và kết luận rằng, việc trách móc có thể gây bất hoà cho tình cảm vợ chồng.
Càng trách móc nhau khiến những vết sẹo khó có thể liền lại. Sau khi tích tụ càng nhiều, tình cảm vợ chồng tự nhiên sẽ khó có thể quay trở lại như ban đầu, cuối cùng sẽ không bền lâu. Dù bạn có đúng cũng cần khoan dung với người khác. So đo từng chút, nắm lý thì không tha thứ sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn, thậm chí không thể vãn hồi. Nếu muốn duy trì một mối quan hệ thì cần có sự cố gắng rất nhiều, nhưng để phá hủy một mối quan hệ thì lại khá đơn giản: nổi giận.
5. Kiềm chế bản thân ở nơi công cộng
Tính cách của mỗi người quả thực là khác nhau, một số người phóng khoáng không kiềm chế, tuỳ tiện đại khái, trong khi có những người lại dịu dàng và mềm mại, lời nói nhẹ nhàng, phong cách hoàn toàn khác nhau. Những người ở bất cứ nơi nào cũng nói to làm ảnh hưởng đến người khác, thì đây không phải là vấn đề về tính cách, mà là biểu hiện của sự thiếu tu dưỡng và phẩm chất.
Khi trong thư viện đọc sách, bạn có thể chọn những gì bạn thích để đọc, nhưng bạn không thể gây ồn ào, đây là sự giáo dưỡng cá nhân của bạn.
Khi ai đó nghỉ ngơi ở khu vực công cộng, bạn luôn gây ồn ào và ảnh hưởng đến người khác, đây là tố chất kém và rất không có tu dưỡng.
Một số người coi không gian công cộng như nhà của mình, muốn gì làm nấy, không suy nghĩ. Khi mua đồ, họ nghênh ngang chen vào, không xếp hàng. Khi xe buýt đến bến, họ ra sức lao lên trước, giành lấy chỗ ngồi, trên xe thì một người chiếm chỗ của mấy người để tiện cho bản thân nghỉ ngơi, thậm chí gác chân lên tay vịn.
Trên thực tế, một người như thế nào, hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ qua cách họ yêu cầu bản thân ra sao, và cách họ đối xử với người khác thế nào ở nơi công cộng. Nơi công cộng giống như một tấm gương. Một người có giáo dưỡng hay không, soi qua tấm gương này là hiện nguyên hình. Khi không có người giám sát mà có thể tự giác ước thúc bản thân, đó mới là người có tư chất tu luyện. Có thể nói, tự kiềm chế bản thân thực ra chính là một loại tu hành.
6. Lắng nghe người khác
Có câu nói rằng: “Im lặng lắng nghe có thể làm cảm động lòng người hơn ngàn lời nói”.
Lắng nghe là sự biểu đạt không lời, còn khiến trái tim gần với trái tim, nó thể hiện sự tiếp nhận và thấu hiểu. Lắng nghe có thể rút ngắn khoảng cách giữa con người với nhau, có sức mạnh hơn cả lời nói thao thao, nó còn là sự tôn trọng, là hàm dưỡng bản thân và là sức hấp dẫn vượt thời gian của một người.
Ông Kevin Briggs, một nhân viên tuần tra trên Cầu Cổng Vàng ở San Francisco, đã gặp một thanh niên muốn tự tử, thay vì khuyên giải, ông lại kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của chàng trai trẻ, cuối cùng cậu ấy quyết định tiếp tục sống. Ông Kevin sau đó đã hỏi cậu điều gì đã khiến cậu hủy bỏ suy nghĩ không muốn sống nữa, để cho bản thân một hy vọng cũng như một cơ hội sống. Chàng trai chỉ nói một câu đó là vì chú đã lắng nghe.
Trên thế giới có rất nhiều người giỏi ăn nói nhưng chỉ có rất ít người biết cách kiên nhẫn lắng nghe người khác. Những người có giáo dưỡng, thực sự biết cách lắng nghe người khác một cách chân thành, đây là sự ấm áp, hơn nữa còn là thiện ý thầm lặng.
7. Không dò hỏi về việc riêng tư của người khác
Có một kiểu giáo dưỡng được gọi là: cho người khác sự riêng tư, để lưu lại không gian.Có một kiểu giáo dưỡng được gọi là: cho người khác sự riêng tư, để lưu lại không gian.
Có một câu chuyện như vậy, vì chồng bảo lãnh vay tiền cho người khác, gia đình lâm vào cảnh khó khăn, mẹ của Đức Thiện muốn vay tiền từ mẹ của Chánh Hoàn giàu có, nhưng bà không thể mở lời, mẹ của Chánh Hoàn nhìn thấy sự khó xử đó, không hỏi thêm rồi lẳng lặng bỏ tiền vào rổ khoai với danh nghĩa là tặng khoai. Một người có giáo dưỡng sẽ không khiến người khác cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng. Sự giáo dưỡng cao cấp nhất ẩn chứa ở mức độ thoải mái của bạn với mọi người xung quanh. Hỏi ít hoặc không hỏi về việc riêng tư của người khác là phẩm chất và trí tuệ xử thế cơ bản trong cuộc sống, đồng thời nó cũng là ý thức mà người trưởng thành cần có.
8. Đừng giễu cợt người khác khi họ mất mặt
Khi một cô gái lần đầu tiên đi máy bay, cô ấy không biết mở thắt dây an toàn như thế nào, cô căng thẳng tới mức toát mồ hôi, khi có người nhìn thấy tình huống bối rối của cô, liền bật cười và chế nhạo: Không biết à, làm sao có người lại không biết tháo dây an toàn.
Cô gái xấu hổ đến mức sắp khóc thì người đàn ông ngồi cùng hàng ghế với cô nhìn thấy cảnh này. Ông vốn đã đứng dậy, nhưng liền quay lại chỗ ngồi, thắt dây an toàn lại rồi đưa tay ra gọi tiếp viên hàng không và nói một cách bình thản: Xin lỗi, vui lòng giúp tôi tháo dây an toàn. Đây là lần đầu tiên tôi đi máy bay. Chỉ vài câu nói ngắn gọn, ông đã giúp hóa giải được sự bối rối của cô gái.
Trên đời không bao giờ có hai chiếc lá giống nhau, hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau và lối sống cũng khác nhau, đừng lấy nhận thức của bản thân đi cười nhạo người khác. Hành vi như vậy sẽ chỉ cho thấy đó là người thấp kém, vô vị. Người có giáo dưỡng biết quan tâm đến cảm xúc của người khác, kịp thời ra tay giúp đỡ, không để người khác rơi vào tình huống xấu hổ.
9. Tôn trọng sở thích của người khác
Khi giá nhà cao nhất, một người bạn đã bán nhà và mua một căn nhà ở khu trường học để tiện cho con đi học. Nhưng căn nhà mới mua có tiện ích cuộc sống kém hơn, hơn nữa sau khi chuyển đến ở anh mới phát hiện ra, nhiều thứ phải thay thế và sửa chữa, khiến bạn bè xung quanh không giải thích được. Khi công việc sửa sang cơ bản của ngôi nhà kết thúc, do một số vấn đề cá nhân, ông đã từ chức. Điều này khiến những người bạn xung quanh xì xào bàn tán, cảm thấy đầu óc anh có vấn đề không ổn.
Trên thực tế, ai cũng có những suy nghĩ và bí mật riêng và những chuyện riêng tư không muốn công khai. Đối với những vấn đề cá nhân này, bạn nên tôn trọng và nghĩ đến cảm xúc và sở thích của người khác, và đừng gây rắc rối cho người khác vì mối quan tâm của riêng mình. Đôi khi không làm phiền cũng là một kiểu giáo dưỡng. Một người trưởng thành hay không phụ thuộc vào việc người đó có đủ bao dung và thấu hiểu người khác hay không. Người có giáo dưỡng hiểu được sự khác biệt, cho dù có quan điểm hoàn toàn trái ngược, vẫn có thể dung nạp.
Theo SOH
Tác giả: Minh An
Nguồn: NTD Việt Nam
Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Bí ẩn chưa có lời giải: Người bần cùng bỗng trở nên giàu có. Liệu họ có nắm giữ bí mật nào không?
- Câu chuyện lịch sử: Tấn Hiếu Vũ Đế uống rượu khinh nhờn Thần nên qua đời
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!
Bài viết hữu ích