Bộ não của chúng ta có bị “quá tải”?

bộ não
Cách sắp xếp ký ức của bộ não cực kỳ tinh vi. (Ảnh: Natasha Connell/Unsplash)

Bộ não thực sự là một điều kỳ diệu. Một thư viện dường như vô tận, chứa đựng những ký ức quý giá nhất cũng như kiến thức về toàn bộ cuộc đời của chúng ta. Liệu có một giới hạn nào về năng lực của bộ nhớ không? Nói cách khác, bộ não có thể bị ‘’quá tải’’ không?

Câu trả lời là không, bởi vì, bộ não có cơ chế hoạt động rất tinh vi. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Neuroscience (Khoa học thần kinh tự nhiên) vào đầu năm nay cho biết, các thông tin không chỉ đi vào não bộ, đôi khi chúng bị đẩy ra khỏi bộ não để nhường chỗ cho những ký ức mới hình thành.

Các nghiên cứu hành vi trước đây đã chỉ ra rằng việc tiếp nhận các thông tin mới có thể dẫn đến sự quên lãng. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật thần kinh mới để lần đầu tiên chứng minh hiệu ứng này xảy ra trong não như thế nào.

1. Thí nghiệm

Các tác giả của báo cáo đã nghiên cứu những diễn biến xảy ra trong não khi chúng ta cố gắng ghi nhớ những thông tin tương tự với những thông tin chúng ta đã biết. Điều này rất quan trọng vì thông tin tương tự có nhiều khả năng can thiệp với những kiến thức hiện có, và nó lập tức được nhập vào não mà không cần biết có hữu ích hay không.

Để làm điều này, họ đã kiểm tra hoạt động của bộ não thay đổi như thế nào khi chúng ta cố gắng ghi nhớ thông tin mới vào bộ nhớ ‘’mục tiêu’’, nghĩa là khi chúng ta cố gắng nhớ lại một cái gì đó rất cụ thể, đồng thời sẽ tự xuất hiện việc cố gắng ghi nhớ một cái gì đó tương tự (một bộ nhớ ‘’cạnh tranh’’). Những người tham gia được hướng dẫn để liên kết một từ duy nhất (giả sử, từ cát) với hai hình ảnh khác nhau – chẳng hạn một là Marilyn Monroe và nghĩa khác là chiếc mũ.

Họ thấy rằng khi bộ nhớ mục tiêu được nhớ lại thường xuyên hơn, hoạt động của bộ não đối với nó tăng lên. Trong khi đó, hoạt động của bộ não cho bộ nhớ cạnh tranh đồng thời suy yếu. Sự thay đổi này là nổi bật nhất ở các vùng gần phía trước não, chẳng hạn như vỏ não trước trán, thay vì các cấu trúc bộ nhớ chính ở giữa não, như đồi hải mã, theo truyền thống liên quan đến mất trí nhớ.

Vỏ não trước có liên quan đến một loạt các quá trình nhận thức phức tạp, chẳng hạn như lập kế hoạch, ra quyết định và truy xuất bộ nhớ có chọn lọc. Nghiên cứu mở rộng cho thấy phần não này hoạt động kết hợp với đồi hải mã để lấy lại những ký ức cụ thể.

Nếu đồi hải mã là công cụ tìm kiếm, vỏ não trước là bộ lọc xác định bộ nhớ nào là phù hợp nhất. Điều này cho thấy rằng bộ nhớ chỉ dùng để lưu trữ thông tin thì sẽ là không phải là một bộ nhớ tốt. Bộ não cũng cần có khả năng truy cập các thông tin liên quan mà không bị xáo trộn bởi các mẩu thông tin cạnh tranh tương tự.

Bộ não
Các thông tin không chỉ đi vào não bộ, đôi khi chúng bị đẩy ra khỏi não nhường chỗ cho những ký ức mới hình thành. (Ảnh: Bret Kavanaugh/Unsplash)

2. Chủ động quên là tốt

Trong cuộc sống hàng ngày, quên thực sự có lợi thế rõ ràng. Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn bị mất thẻ ngân hàng. Thẻ mới bạn nhận được sẽ đi kèm với số nhận dạng cá nhân (PIN) mới. Nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy rằng mỗi khi bạn nhớ mã PIN mới, bạn sẽ dần quên đi mã PIN cũ. Quá trình này cải thiện quyền truy cập vào thông tin liên quan, mà không có ký ức cũ can thiệp.

Hầu hết chúng ta đều sẽ nhận biết được sự không thích khi có những ký ức cũ can thiệp vào những ký ức mới, có liên quan đến ký ức cũ. Giả sử chúng ta cố gắng nhớ nơi đã đỗ xe một tuần trước ở trong cùng một bãi đậu xe. Loại bộ nhớ này (nơi bạn đang cố nhớ thông tin mới, tương tự thông tin cũ) đặc biệt dễ bị nhiễu.

Khi chúng ta có thông tin mới, não sẽ tự động kết hợp các thông tin đó với các thông tin hiện có và hình thành các loại thông tin. Và khi chúng ta truy xuất thông tin, cả thông tin mong muốn và những thông tin tương tự không liên quan đều sẽ được tác động đến.

Phần lớn các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào cách chúng ta tiếp nhận và ghi nhớ thông tin mới. Nhưng các nghiên cứu hiện tại đang bắt đầu chú trọng nhiều hơn vào các điều kiện mà chúng ta quên, vì tầm quan trọng của nó bắt đầu được đánh giá cao hơn.

Bộ não
Trong cuộc sống hàng ngày, quên thực sự có lợi thế rõ ràng. (Ảnh: Benjamin Davies /Unsplash)

3. Lời nguyền của ký ức

Một số rất ít người có thể nhớ hầu hết mọi chi tiết của cuộc sống của họ; đó là những người có hội chứng cường giáp. Nếu được hỏi về một ngày đã qua, họ có thể cho biết chi tiết về địa điểm và những gì họ đã làm vào ngày cụ thể đó. Trong khi nhiều người thấy rằng đó là một lợi ích, thì những người mắc bệnh hiếm gặp này thường chịu đựng những cảm giác nặng nề khác thường đó.

Các báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra một số trường hợp không có khả năng suy nghĩ về hiện tại hoặc tương lai, vì họ có cảm giác liên tục sống trong quá khứ, họ bị cuốn vào những ký ức xưa cũ. Tất cả chúng ta đều có thể có những trải nghiệm đó nếu bộ não của chúng ta không có cơ chế thay thế thông tin không còn phù hợp và thực sự đã bị những thông tin cũ lấp đầy.

Khi khám bệnh cho các bệnh nhân động kinh và đột quỵ, các bác sỹ đã quan sát thấy hiện tượng có tên là ‘’Chứng mất trí nhớ lâu dài’’ trên máy quang phổ. Như tên cho thấy, những người này quên thông tin mới tiếp nhận nhanh hơn nhiều so với những người bình thường, đôi khi họ sẽ quên trong vòng vài giờ đồng hồ.

Điều này thể hiện rằng những ký ức mới không được quản lý bình thường hoặc chuyển vào bộ nhớ dài hạn. Nhưng các quá trình và tác động của hình thức quên này vẫn chưa được khám phá.

Những nghiên cứu trong lĩnh vực này đang chứng minh rằng việc nhớ và quên là hai mặt của cùng một đồng tiền. Theo một nghĩa nào đó, quên là cách sắp xếp ký ức của chúng ta, sao cho những ký ức phù hợp nhất sẽ được sử dụng đến khi cần thiết. Việc quên bình thường thậm chí có thể là một cơ chế an toàn để đảm bảo não của chúng ta không trở nên quá tải.


Tác giả: Fiona Kumfor và Sicong Tu

Theo The Epoch Times

Ánh Dương biên dịch

Link bài dịch: NTD Việt Nam

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x