Khi một đứa trẻ nộp hồ sơ du học ở Hoa Kỳ, hồ sơ mà cậu ấy ứng tuyển khiến tôi có cảm giác đây là những “câu trả lời tiêu chuẩn”.
Nền giáo dục ở Hoa Kỳ vô cùng coi trọng những phẩm chất cá nhân tốt đẹp của trẻ em và cố gắng hết sức để giúp đứa trẻ thực hiện mục tiêu của mình, chứ không phải để thi cử hay ứng tuyển, đây cũng là một loại thể hiện của tinh thần Mỹ. Kinh nghiệm học tập tại Đại học California tại Los Angeles (UCLA) và đạt được giải thưởng lớn của tôi là minh chứng cho điều này.
Trong môi trường rộng lớn, rất khó chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất tồn tại
Có một đứa trẻ chuẩn bị qua Mỹ du học, hồ sơ ứng tuyển của cậu ấy thể hiện những điều rất hời hợt, thiếu chiều sâu, càng không cảm nhận được đặc điểm cá tính thể hiện từ nội tâm của cậu. Một cậu sinh viên tuổi đôi mươi, mà lại không thể thấy được quá trình tích lũy từng bước trong cuộc đời của cậu ấy từ lá đơn ứng tuyển. Chúng tôi nhấn mạnh về quá trình từng bước trưởng thành, bởi vì “thành Rome đâu chỉ xây trong một ngày”.
Tinh thần lập quốc cơ bản của Hoa Kỳ là một dạng tín ngưỡng, nó nói cho người Mỹ về một cơ chế đặc thù, có ích, có trật tự và hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành không gian cho con người tồn tại cùng với lý tương sinh tương khắc giữa các loài sinh vật. Giống như việc chúng ta khai phá đất đai, làm xây dựng, nếu chỉ có một tiêu chuẩn, một cấp độ, một phương hướng thì nhất định sẽ gặp phải bế tắc. Khi bão lớn ập đến, nơi nào bị con người khai hoang đến mức chỉ còn lại một loài sinh vật duy nhất thì thảm họa đều sẽ vô cùng nghiêm trọng. Đây là bài học giáo huấn và trí huệ mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta.
Là một cá nhân, bạn cũng cần phải có những đặc điểm riêng của mình, trong một xã hội đa dạng hoá, bạn tìm được điểm đặc trưng của bản thân để kết nối và phối hợp với người khác. Nếu một người cứ mãi đi trên một con đường thẳng tắp, không có mặt phẳng, sẽ không thể tạo thành một không gian ba chiều, nền tảng phát triển của người đó sẽ tương đối kém. Đa số những bậc phụ huynh người Hoa không nhận thức được điều này. Trong quá trình trưởng thành của con trẻ đã không phát hiện và củng cố những đặc điểm đáng quý của đứa trẻ.
Thông báo về giải thưởng vào ngày Cá tháng Tư
Tôi đã học hai bằng tại UCLA ở Hoa Kỳ. Một là về “sự phát triển của con người”: Một đứa trẻ từ khi còn rất nhỏ trong bụng của người mẹ, cháu đã trưởng thành như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng đến cháu? Tất cả các khía cạnh của sự phát triển từ khi sơ sinh đến 18 tuổi (và sự phát triển của con người sau 18 tuổi nếu bạn muốn tìm hiểu thêm). Bằng còn lại là học vị về phương diện giáo dục, tức là khi hiểu được hướng đi trong quá trình phát triển của con người, thì cụ thể sẽ giúp đỡ họ như thế nào.
Một hôm, tôi nhận được một lá thư của UCLA, thông báo với tôi rằng hãy chuẩn bị đến trường để nhận một giải thưởng vô cùng xuất sắc. Tôi nhìn thấy ngày lá thư gửi là ngày 1 tháng 4 (hôm đó là ngày Cá tháng Tư), tôi nghĩ rằng những giáo viên ở Mỹ khá hài hước, nên đã cười và không coi trọng lắm, thuận tay để lá thư trên bàn ăn cơm. Buổi tối cha tôi về nhà ăn cơm và phát hiện lá thư này liền hỏi tôi: “Con đạt được giải ở trường à?”. Tôi nói: “Cha nhìn thử ngày của lá thư đi!” Cha tôi thở dài nói: “Cha có 4 đứa con, mà không có đứa nào nhận được giải thưởng của trường đại học ở Mỹ”. Tôi vỗ vỗ vai cha rồi nói: “Được rồi, vì cha con sẽ không ngại đi thử làm “trò cười” cho người khác vậy.”
Khi tôi đến văn phòng bộ môn của trường, trưởng phòng liền hỏi tôi: “Em ở đâu vậy, chúng tôi tìm em rất lâu rồi, hai ngày nữa sẽ trao giải thưởng. Giải thưởng lớn như vậy làm sao em lại không quan tâm vậy?” Tôi nói rằng vậy tại sao nhà trường lại gửi thư cho tôi vào ngày 1 tháng 4 vậy? Các thầy cô trong bộ môn bật cười khi nghe thấy điều này!
Quá trình trao giải vô cùng kịch tính
Vào ngày trao giải, với tư cách một trí thức già, một nhà giáo dục có tuổi, cha tôi ăn mặc chỉnh tề, long trọng ngồi trong bữa tiệc dành cho khách quý ở sảnh diễn thuyết của trường. Tất cả giáo viên của trường học đều mặc đồ tiến sĩ và coi những sinh viên đoạt giải thưởng như những vị khách, và chúc mừng họ từ tận đáy lòng của mình: Vốn dĩ là bạn ưu tú như vậy, chứ không phải tôi dạy bạn trở thành ưu tú như vậy! Niềm vui của giáo viên đến từ việc bạn đã thực sự trưởng thành, đã thực sự tìm được chỗ đứng cho riêng mình trên thế giới này, và có thể phát huy sức ảnh hưởng của mình.
Tại buổi lễ trao giải, tôi cảm nhận được tinh thần tuyệt vời này của nước Mỹ, điều này cũng chứng minh cho điều được chú trọng trong nghiên cứu “sự phát triển của trẻ em” mà tôi được học: Ở mỗi một giai đoạn, chúng ta hãy nhìn vào những đặc điểm tính cách vốn có của trẻ em. Chỉ là người lớn không hiểu hoặc vô tình mắc sai lầm mà làm phá hỏng những đặc điểm tốt đẹp của đứa trẻ, khi trẻ muốn biểu hiện ra thì lại hạn chế và cười nhạo cháu.
Sau một tràng dài những lời chúc của giáo viên, mọi người ngồi xuống. Người chủ trì bắt đầu giới thiệu chương trình và các giải thưởng đã được xướng tên. Tôi đợi hết nửa ngày, tất cả các sinh viên đều đã nhận được giải thưởng của mình, nhưng vẫn chưa gọi tên của tôi. Tôi nghĩ: “Thông báo giải thưởng trong bức thư này thực sự là một trò đùa Cá tháng Tư! Nhưng thật tuyệt khi mang lại niềm vui cho người khác.” Tôi quay đầu nhìn về phía người cha đang ngồi ở hàng ghế khách quý, ông ấy có chút sững sờ. Lúc này, hiệu trưởng bước lên sân khấu và gọi tên một số sinh viên, trong đó có tôi. Chúng tôi di chuyển đến một giảng đường cao cấp hơn, nhà trường đặc biệt trao giải thưởng cá nhân cho chúng tôi và giới thiệu từng người một.
Tôi nhận được giải thưởng không phải vì sự xuất sắc đặc biệt trong học tập
Tôi chưa từng đăng ký bất kỳ giải thưởng nào hoặc tham gia bất kỳ cuộc thi nào ở trường. Tôi chỉ muốn thực sự học được ở trường những điều mà tôi quan tâm và có thể giúp đỡ được người khác. Mặc dù học lực và nhân phẩm của tôi thường khá tốt, nhưng liệu tôi có phải là người nổi bật trong số hàng chục nghìn sinh viên tại UCLA? Tại sao nhà trường lại đánh giá cao tôi như vậy, trao cho tôi một giải thưởng lớn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”?
Khi hiệu trưởng giao giải cho tôi đã nói rằng: “Tôi chưa bao giờ gặp một sinh viên Á Châu nào lại rõ ràng và rành mạch những điều mà mình muốn trong cuộc sống như vậy”.
Quả thực là thế, tôi đã nói cho hiệu trưởng rất rõ ràng về “quá trình trưởng thành của tôi, tại sao tôi muốn học điều này, mục tiêu dài hạn của tôi, quá trình nghiên cứu học tập ra sao, điều tôi cần là gì”. Sau khi nghe tôi nói với vẻ nhẹ nhõm, hiệu trưởng mỉm cười với ánh mắt tán thành.
(Còn tiếp)
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ”
Video tham khảo: Trẻ chỉ có ‘đáp án chuẩn’ thì rất khó trở nên ưu tú (tập 35)
Mời bạn xem video: Trẻ chỉ có ‘đáp án chuẩn’ thì rất khó trở nên ưu tú (tập 35) trong Khóa học dành cho cha mẹ.
Xem phần tiếp theo: Phần 36 – Một đứa trẻ ‘không bao giờ mắc lỗi’ có thực sự xuất sắc?
Nguồn: Epoch Times
Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt
Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.
- Xem thêm:
- Khóa học dành cho cha mẹ (P.64): Lập quy tắc cho trẻ 10 tháng tuổi
- Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 54 – Dạy trẻ sống hòa thuận với người khác
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!