Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 27 – Đừng chuẩn bị những đồ chơi này cho trẻ em [2]

Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 27 – Đừng chuẩn bị những đồ chơi này cho trẻ em [2]
Khóa học dành cho cha mẹ: Phần 27 – Đừng chuẩn bị những đồ chơi này cho trẻ em [2] (Nguồn: ETV Life)

Trẻ em bao nhiêu tuổi thì nên dùng iPad? Nuôi dạy con theo nguyên tắc thuận theo tự nhiên

Hiện nay đang ngày càng có nhiều trường học bắt đầu chọn dùng máy tính bảng làm tài liệu giảng dạy. Trong các trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ đã bắt đầu phổ biến việc sử dụng máy tính bảng hoặc iPad để giảng dạy. Tất cả bài tập về nhà đều được thực hiện trên máy tính bảng. Một số phụ huynh phản đối cách làm như vậy. Điều này đã dẫn đến các cuộc thảo luận khác nhau, rốt cuộc trẻ ở độ tuổi nào là tốt nhất để bắt đầu sử dụng máy tính bảng? Và máy tính bảng có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Các con của tôi được thừa hưởng nền giáo dục của Đài Loan trước khi đến Hoa Kỳ. Khi đó, một giáo viên ở Đài Loan nói với tôi rằng trước khi học tiểu học, trẻ hoàn toàn không cần phải dựa vào máy tính để hoàn thành bài tập về nhà. Các bậc cha mẹ hãy lưu ý những điều này, nếu con bạn nói rằng cần một chiếc máy tính để hoàn thành bài tập về nhà của mình, thì đây không phải là yêu cầu của nhà trường.

Một cây bút và một tờ giấy 

Giáo viên cho rằng, trẻ em quá nhỏ chưa có khả năng thoát khỏi sự cám dỗ của máy tính, trước khi năng lực tự chủ của trẻ còn chưa trưởng thành thì đừng vội cho trẻ dùng máy tính. Trước khi đứa trẻ học lớp 6, môn toán học và các môn khoa học tự nhiên chỉ cần một cây bút và một tờ giấy là đủ để hoàn thành bài tập về nhà.

Nếu trong môi trường chung có quy định, thì về cơ bản trẻ sẽ bắt đầu sử dụng máy tính bảng khi vào tiểu học. Nhưng nếu môi trường chung chưa có yêu cầu bắt buộc, thì tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi trẻ lên trung học cơ sở mới bắt đầu cho trẻ sử dụng iPad và các sản phẩm tương tự khác.

Ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở, não bộ của trẻ đã phát triển tương đối về khả năng tư duy logic, có thể đi tìm hiểu những điều có liên quan đến công việc sau này, có thể bắt đầu học các quy tắc, quy phạm giữa người với người. 

Trẻ em không biết làm việc nhà có thể gặp vấn đề gì? 

Trong nền giáo dục của Hoa Kỳ, giáo viên sẽ nói với phụ huynh rằng, nếu con của bạn đã được 12 tuổi nhưng vẫn không biết làm việc nhà thì sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ có thể sẽ gặp vấn đề. Bởi vì làm việc nhà cần sự phối hợp giữa tay và mắt, cả 10 ngón tay đều cần sử dụng. Hơn nữa còn có khái niệm về thời gian, việc nào làm trước, việc nào làm sau, sắp xếp theo nhu cầu của mỗi người ra sao. Đây chính là một vấn đề logic nâng cao mà đứa trẻ 12 tuổi cần phải được phát triển.

Có không ít trẻ em trong gia đình người Hoa đã lớn rồi nhưng cũng không biết làm việc nhà, đặc biệt là các bé trai. Những đứa trẻ như vậy khi đi du học nước ngoài và ở nhà người khác sẽ gặp rất nhiều vấn đề.

Một số trẻ em có hoàn cảnh gia đình ở Trung Quốc rất tốt, nhưng sau khi ra nước ngoài lại không hòa thuận với bạn cùng phòng vì thói quen sống không tốt. Cậu ấy không nghĩ rằng phải rửa bát đĩa ngay sau khi ăn, thay vào đó cậu cho rằng không cần rửa ngay, sau này cần dùng thì rửa cũng được. Khi bạn cùng phòng muốn dùng những chén bát này thì họ lại phải tự mình đi rửa. Người Trung Quốc nghĩ rằng đưa con cái của họ đến các gia đình Mỹ để học tiếng Anh, nhưng nhiều gia đình thuần Mỹ cuối cùng cảm thấy rằng họ không thể chấp nhận một đứa trẻ như vậy sống cùng với mình được.

Hoạt động tình nguyện là xuất phát từ việc quan tâm đến những người xung quanh bạn 

Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ đã có một số thay đổi về điều kiện tuyển sinh. Trước đây họ rất chú trọng đến hoạt động tình nguyện thì hiện nay họ vẫn nhấn mạnh đến hoạt động tình nguyện, nhưng địa điểm đã có sự thay đổi. Vì các trường đại học nhận thấy một số phụ huynh thậm chí đã bỏ công việc, chở con đi tình nguyện ở nhiều nơi để con mình có được giấy chứng nhận tình nguyện đẹp, mục đích chủ yếu chỉ là để hoàn thiện hồ sơ vào đại học. 

Về sau, các trường đại học phát hiện ra rằng sau khi những trẻ em này vào trường nhập học, các em không quan tâm đến công việc chung của trường, bởi vì các em vốn dĩ làm công việc tình nguyện chỉ là để được vào một trường đại học tốt mà thôi.

Bây giờ, các yêu cầu đối với việc tuyển sinh đại học đã có một số thay đổi, học sinh không bắt buộc phải đến một nơi xa xôi như vậy để làm công việc tình nguyện. Nếu có ông bà trong gia đình, bạn có thể làm một số công việc chăm sóc ông bà; hoặc nếu có em trai và em gái thì bạn làm một số công việc chăm sóc em nhỏ, thậm chí là giúp đỡ em làm bài tập về nhà, dọn dẹp nhà cửa, học cách nấu ăn… Đây đều là những công việc tình nguyện. 

Nuôi dạy con theo nguyên tắc thuận theo tự nhiên

Kỳ thực, yêu cầu này của các trường đại học Mỹ cũng giống như quan điểm nuôi dạy con cái mà tôi luôn nhấn mạnh. Hãy tuân theo quy luật tự nhiên và cung cấp cho trẻ em những thứ mà cháu cần một cách tự nhiên, đừng cố ý thêm vào suy nghĩ kiểu “dục tốc bất đạt”. Ví dụ, khi một đứa trẻ được sinh ra, bàn tay của người mẹ chính là món đồ chơi tuyệt vời nhất. 

Trong số rất nhiều nguyên tắc mà chúng tôi xem xét, thứ nhất là xúc giác của trẻ. Khi thị lực của trẻ còn chưa phát triển tốt thì xúc giác quan trọng hơn. Đồ chơi chúng ta chọn thì cảm giác rất quan trọng. Khi sờ vào cần có cảm giác mềm, khi cơ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, không nên cho trẻ dùng bất kỳ thứ gì quá cứng. 

Bản thân chất liệu vải cũng có cảm giác khác biệt. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các chất liệu không dễ rụng lông và tránh để trẻ em hít phải. Ngoài ra, tốt nhất là bạn nên biết loại bông của vải này trong quá trình trồng trọt có dùng phân bón hóa học hay không, hoặc liệu có phun thuốc trừ sâu và chất kích thích không, v.v.

Ngoài ra, đồ chơi của trẻ em thường có nhiều màu sắc sặc sỡ. Trên thực tế, rất nhiều đồ chơi đều được nhuộm màu và trẻ thường thích liếm và ngậm đồ chơi. Những loại phẩm màu này đã sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau, trong đó có một số chất có hại cho cơ thể con người, những điều này cha mẹ cần hiểu rõ và kiểm soát.

Các bậc cha mẹ tốt nhất không nên mua đồ chơi cho con theo ý thích hoặc dưới tác động của quảng cáo. Chúng tôi muốn mang đến cho trẻ những món đồ chơi an toàn, tự nhiên. Làm cha mẹ không chỉ có trách nhiệm mà còn là cả một quá trình trưởng thành, tìm hiểu và khám phá những kiến ​​thức tự nhiên. Đó cũng là một loại hưởng thụ.

Lưu ý hóa chất trong đồ chơi 

Khi tôi đang theo học tại Viện Nghiên cứu Cao đẳng Y tế Đài Loan, giáo viên hướng dẫn là một vị từ Đại học Harvard trở về làm việc tại viện y học này. Chúng tôi là nhóm sinh viên đầu tiên mà ông ấy hướng dẫn. Ông ấy cho chúng tôi xem cơ sở dữ liệu về chất độc môi trường, mới thấy rằng rất nhiều thứ trong môi trường có thể gây nhiễm độc cho bạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, một số hóa chất cũng được phép để kinh doanh. 

Ví dụ, một số chất phụ gia có độc trong đất nặn mà trẻ em thường chơi. Tuy chúng từng được phép sử dụng nhưng sau đó đã bị thu hồi. Tuy nhiên, đất nặn là một món đồ chơi quan trọng đối với trẻ em, bởi vậy tôi đã tìm kiếm xung quanh để xem có loại nào có thể thay thế được không. 

Tôi nghĩ rằng những thứ mà mọi người có thể ăn được vào bụng thì sẽ an toàn, vì vậy tôi dùng bột mì thử xem. Tôi đổ nước ấm vào bột cho trẻ trộn rồi dùng tay nặn. Bạn có thể dùng nước ép rau củ quả để tạo thêm màu sắc, nếu không muốn món đồ chơi nhanh hỏng, bạn có thể cho thêm muối. Ngay cả khi trẻ bóp và đưa vào miệng, cha mẹ cũng không có gì phải lo lắng. 

(Còn tiếp) 

Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ,  Âu Châu, Úc Châu, và New Zealand. Cô đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem cô Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của cô không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con trẻ và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho cô Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.

 Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân và Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy điện toán. Video bài diễn văn trên truyền hình của cô được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, và được China Airlines International phát sóng.

Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ”

Video tham khảo: Đừng chuẩn bị những đồ chơi này cho trẻ em [2] (tập 27)

Mời bạn xem video: Đừng chuẩn bị những đồ chơi này cho trẻ em [2] (tập 27) trong Khóa học dành cho cha mẹ.

Đừng chuẩn bị những đồ chơi này cho trẻ em! – Tập 27 (Phần 2) | Khóa học dành cho cha mẹ
Video: Đừng chuẩn bị những đồ chơi này cho trẻ em (tập 27) trong Khóa học dành cho cha mẹ (Nguồn: ETV Life)

Xem phần tiếp theo: Phần 28 – Tại sao trẻ em thích chơi điện thoại di động?

Nguồn: Epoch Times

Link bài dịch từ: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x