Câu chuyện lịch sử: Làm việc nhỏ, được việc lớn

lam viec nho duoc viec lon minh chan tuong
Thầy của Ngụy Văn Hầu mua một con ngựa già, tại sao hành động nhỏ này lại khiến các dũng sĩ trong thiên hạ quy phục? (Tranh Winnie Wang)

Xưa nay, tấm lòng nhân từ luôn đáng trân quý. Một nghĩa cử nhỏ bé lại có thể thu phục lòng người. Câu chuyện về các vị minh quân hiền thần trong lịch sử là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

Trong quá khứ, Triệu Thuẫn nước Tấn đã giúp một vị quan nhỏ nhưng không biết tên người này. Về sau trong thời khắc nguy nan, vị quan nhỏ đã liều mình cứu mạng Triệu Thuẫn.

Thầy của Ngụy Văn Hầu mua một con ngựa già, tại sao hành động nhỏ này lại khiến các dũng sĩ trong thiên hạ quy phục?

Bị một con bọ ngựa chặn đường đi, Tề Trang Công Khương Cấu đã đổi hướng đi của mình và được các binh sĩ tôn trọng.

Có ai ngờ rằng những hành động nhỏ này lại mang đến những điều lớn lao.

Giúp người đói dưới gốc dâu, về sau được trả ơn cứu mạng

Triệu Thuẫn, không rõ năm sinh, mất trước năm 601, tên thụy là Tuyên Tử, là một vị quan chính khanh của nước Tấn vào thời Xuân Thu. Một năm nọ, khi ông đang trên đường đến ấp Giáng – kinh đô của nước Tấn, thì trông thấy một người nằm dưới gốc cây dâu tằm. Người này đói bụng cực độ, nằm vật xuống đất không thể đứng dậy.

Triệu Thuẫn dừng xe, mang đồ ăn cho người đó, còn liên tục bón cho anh ta mấy miếng. Người đàn ông nuốt từng chút một, dần dần hồi sức rồi chậm rãi mở mắt ra.

Sau khi hỏi han, Triệu Thuẫn được biết anh này đang làm một tiểu lại ở đất Giáng. Trên đường về nhà thì hết lương khô, anh ta hổ thẹn vì phải ăn xin người khác, và cũng ghét ăn trộm đồ ăn của người ta, nên đói ngất đi. Triệu Thuẫn là người rộng lượng, ông đã đưa cho viên tiểu lại hai miếng thịt khô.

Người đó cảm ơn Triệu Thuẫn và nhận tặng phẩm. Dù rất đói nhưng anh không ăn ngay. Triệu Thuẫn thấy lạ bèn hỏi anh ta lý do. Hóa ra anh muốn mang đồ ăn ngon về nhà cho mẹ già. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, Triệu Thuẫn bảo người đàn ông ăn hai miếng thịt đó trước, rồi lại tặng anh hai bó thịt khô và một trăm đồng tiền. Sau đó ông rời đi mà không hỏi tên.

Sau đó, có một lần Tấn Linh Công mời Triệu Thuẫn đến dự yến tiệc, nhưng cho quân mai phục để ám sát. Khi Triệu Thuẫn nhận ra và nhanh chóng rời khỏi bữa tiệc, Tấn Linh Công đã phái người đi truy sát ông. Vào thời khắc nguy nan, một người lính đột nhiên xuất hiện và thúc giục Triệu Thuẫn lên xe chạy trốn. Anh ta nguyện liều chết chiến đấu với kẻ địch của Triệu Thuẫn. Người lính đó chính là viên tiểu lại bị đói đến ngất dưới gốc cây dâu tằm ba năm trước.

Câu chuyện nhỏ này về sau được lan truyền, người trong thiên hạ đều ca ngợi Triệu Thuẫn là một người nhân từ. Sách cổ nói: “Đức vô tiểu giả”. Đại ý muốn nói rằng, ân đức hay lòng tốt của bạn đối với người khác dù nhỏ đến đâu thì cũng không phải là nhỏ!

Có lẽ, Triệu Thuẫn cũng không ngờ rằng nghĩa cử cứu giúp người khác trong quá khứ về sau lại có thể cứu được mạng sống của chính ông.

Thương xót ngựa già, được lòng binh sĩ

Vào thời Chiến Quốc, nước Ngụy có một nhà hiền triết nhân từ họ Điền, tên Vô Trạch, tự là Tử Phương. Ngụy Văn Hầu nghe thấy tài đức vẹn toàn của ông, liền tôn ông làm thầy, và thường thỉnh giáo ông về phương lược trị quốc.

Một ngày nọ, Điền Tử Phương nhìn thấy một con ngựa già trên đường, trong lòng trào lên một loại cảm xúc. Ông liền hỏi phu xe: “Con ngựa già này là của ai?”.

Phu xe đáp: “Nó vốn là vật nuôi trong nhà chư hầu công khanh, vì nó đã già yếu, không còn hữu dụng nên dắt nó ra ngoài bán”.

Điền Tử Phương nghe vậy cảm khái nói: “Khi con ngựa còn ở tuổi sung sức, người ta vắt kiệt sức của nó. Khi nó già yếu, bệnh tật thì liền bỏ rơi nó. Người nhân từ không nên làm như vậy!”. Thế là, ông đổi một xấp lụa để chuộc con ngựa già về.

Khi đó, nước Ngụy có rất nhiều binh sĩ già yếu không còn được các chư hầu trọng dụng. Sau khi những chiến binh này nghe được câu chuyện chuộc ngựa nhân từ của Điền Tử Phương, họ ủng hộ ông từ tận đáy lòng.

Điều xe tránh bọ ngựa, được dũng sĩ tôn kính

Một năm nọ, Tề Trang Công Khương Câu ra ngoài đi săn. Trên đường đi xuất hiện một con côn trùng, nó duỗi chi trước ra chặn bánh xe của Tề Trang Công.

Ông trông thấy nó nhưng không biết đó là loại côn trùng gì, bèn hỏi phu xe. Người đánh xe cho biết: “Đây là loài bọ ngựa mà người ta thường nói. Loại côn trùng này chỉ biết tiến chứ không biết lùi. Nó không bao giờ tự lượng sức mình, lại hay coi thường kẻ thù”.

Tề Trang Công nghe thấy đặc tính của loài côn trùng này thì nói: “Nếu nó là con người, chắc chắn sẽ là một chiến binh anh dũng trong thiên hạ”.

Nói xong, ông yêu cầu phu xe đánh xe tránh con bọ ngựa rồi đi tiếp. Các dũng sĩ nước Tề vô cùng kính trọng Tề Trang Công khi nghe được chuyện này, trong lòng họ hiểu rằng họ có thể chiến đấu đến chết vì đất nước.

te trang cong minh chan tuong
Bị một con bọ ngựa chặn đường đi, Tề Trang Công Khương Cấu đã đổi hướng đi của mình và được các binh sĩ tôn trọng. (tranh NTDVN)

Bài học lịch sử

Điền Tử Phương thương xót con ngựa già và cảm kích trước sự hy sinh của nó, tấm lòng nhân từ của ông đã cảm hóa được các binh sĩ nước Ngụy. Tề Trang Công tôn trọng binh sĩ, thương xót bọ ngựa mà cố ý đánh xe vòng qua nó, tấm lòng của ông đã quy phục được các dũng sĩ nước Tề.

Có không ít những câu chuyện tương tự trong lịch sử. Vào thời thượng cổ, Thương Thang, vị vua khai quốc của nhà Thương, bảo người dân mở ra ba mặt lưới, và còn cầu trời cho thú săn “vô nhập ngô võng”, tức là đừng rơi vào bẫy của ta. Tấm lòng nhân từ của ông đối với muôn loài đã cảm hóa được 40 vị chư hầu đến triều bái kiến ông.

Chu Vũ Vương Cơ Phát – vị vua sáng lập triều đại nhà Chu – nhìn thấy hài cốt của người quá cố ở ven đường ngoại ô thì không cầm lòng, liền ra lệnh mai táng cho họ. Từ đó lưu lại điển cố “Đức trạch khô cốt” (ân đức đến cả bộ xương khô), khiến thủ lĩnh Cửu Di tự động quy thuận.

Chu Văn Vương Cơ Xương (cha của Chu Vũ Vương) đã đặt một người bị cảm nắng vào bóng cây, tay trái ông ôm người bệnh, tay phải quạt mát cho anh ta. Sự nhân ái của Văn Vương đối với người dân đã thu được lòng người trong thiên hạ.

Các vị minh quân hiền triết thời cổ đại đều có thể thể hiện tấm lòng nhân từ ngay từ những việc làm nhỏ bé. Những hành động nhân từ và chính nghĩa ấy giống như mưa phùn âm thầm thấm nhuần vạn vật, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn.

(Theo cuốn 18 “Hoài Nam Tử – Nhân Gian Huấn” và cuốn 6 “Thuyết Uyển – Phục Ân”.)

Nam Phương
Theo The Epoch Times

Nguồn: NTD Việt Nam


Mời quý độc giả ghé thăm trang NTD Việt Nam để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x