Lùi một bước để tiến hai bước: Quân tử chờ thời mà hành động

Lùi một bước để tiến hai bước
Lùi một bước để tiến hai bước là một cảnh giới, một mỹ đức, một thái độ sinh tồn, một bản lĩnh trong ứng xử, càng là đại trí tuệ của nhân sinh. 

Biết lùi một bước để tiến hai bước là một cảnh giới, một mỹ đức, một thái độ sinh tồn, một bản lĩnh trong ứng xử, càng là đại trí tuệ của nhân sinh. 

Câu Tiễn nếm mật nằm gai

Ngô vương Hạp Lư sau khi đánh bại nước Sở đã trở thành bá chủ vùng phương Nam. Nước Ngô nảy sinh bất hòa với nước Việt ở gần đó. Năm 496 trước Công Nguyên, vua nước Việt là Câu Tiễn kế vị. Ngô vương nhân cơ hội nước Việt vừa mới có việc tang liền phái binh tấn công nước Việt. Hai nước Ngô, Việt giao chiến một trận rất lớn. Ngô vương Hạp Lư cho rằng mình có thể giành chiến thắng, không ngờ lại bị đại bại; bản thân bị trúng tên, bị thương rất nặng, thêm vào tuổi tác đã cao nên khi về đến nước Ngô thì qua đời.

Sau khi Ngô vương Hạp Lư mất, con trai là Phù Sai kế vị, Hạp Lư lúc sắp chết đã nói với Phù Sai rằng: Không được quên báo mối thù của nước Việt. Phù Sai ghi nhớ lời dặn dò của cha, dặn người khác phải thường xuyên nhắc nhở mình. Mỗi lần ông đi qua cửa cung, thủ hạ lại ngăn lại và lớn tiếng mắng rằng: “Phù Sai! Người đã quên mất mối thù vua nước Việt giết cha mình rồi hay sao?” Phù Sai liền rơi lệ đáp: “Không! Không dám quên!” Ông còn sai Ngũ Tử Tư và một đại thần khác là Bá Hi thao luyện binh mã, chuẩn bị tấn công nước Việt. Hai năm sau, Ngô vương Phù Sai đích thân dẫn đại binh tiến đánh nước Việt.

Lùi một bước để tiến hai bước
Việt Vương Câu Tiễn. (Ảnh: Wikipedia)

Nước Việt có hai vị quan rất tài ba. Một người là Văn Chủng, còn người kia là Phạm Lãi. Phạm Lãi bèn nói với Câu Tiễn rằng: “Nước Ngô huấn luyện binh mã sắp được ba năm rồi. Lần này họ quyết tâm báo thù khí thế rất hung hãn. Chi bằng chúng ta hãy giữ vững thành quách không nên ra giao chiến với họ.” Câu Tiễn không nghe theo, cũng dẫn đại quân nước Việt ra quyết một trận sống mái với người nước Ngô. Quân đội hai nước chạm trán nhau ở vùng Đại Hồ. Quân nước Việt quả nhiên đại bại. Việt vương Câu Tiễn dẫn 500 tàn binh chạy tới Cối Kê, bị quân nước Ngô chặn lại. Câu Tiễn không biết làm thế nào liền nói với Phạm Lãi rằng: “Ta thật hối hận vì đã không nghe theo lời của ông nên lâm vào bước đường này; giờ nên làm thế nào?” Phạm Lãi tâu: “Chúng ta hãy mau chóng đi cầu hòa thôi”. Câu Tiễn liền sai Văn Chủng đến doanh trại nước Ngô để cầu hòa. Văn Chủng đến trước mặt Phù Sai thuật lại ý muốn cầu hòa của Câu Tiễn. Ngô vương Phù Sai muốn đồng ý, nhưng Ngũ Tử Tư lại kiên quyết phản đối. 

Sau khi Bá Hi khuyên nhủ, Ngô vương Phù Sai đã bất chấp sự phản đối của Ngũ Tử Tư đồng ý cho nước Việt cầu hòa, nhưng yêu cầu Câu Tiễn phải đích thân đến nước Ngô. Câu Tiễn liền đem quốc gia đại sự giao lại cho Văn Chủng, còn bản thân mình cùng vợ và Phạm Lãi đi sang nước Ngô.

Sau khi Câu Tiễn đến nước Ngô, Phù Sai liền cho vợ chồng ông ta ở trong nhà đá cạnh phần mộ của Hạp Lư, còn Phạm Lãi phải làm những việc của kẻ nô bộc. Mỗi lần Phù Sai ngồi xe ra ngoài, Câu Tiễn đều phải dắt ngựa cho ông ta. Cứ như vậy hai năm trôi qua, Phù Sai cho rằng Câu Tiễn đã thực lòng quy thuận, liền thả Câu Tiễn về nước. Câu Tiễn sau khi trở về nước Việt liền lập chí báo thù rửa nhục. Ông sợ rằng cuộc sống an nhàn trước mắt sẽ làm nhụt chí báo thù, bèn cho treo một quả đắng ở nơi dùng cơm; mỗi lần ăn cơm đều phải nếm vị đắng trước rồi tự hỏi rằng: Người đã quên mối nhục ở Cối Kê rồi sao?” Ông còn bỏ chiếu đi, dùng cành củi để làm đệm nằm, Về sau Câu Tiễn đã đánh bại được Phù Sai.

Câu Tiễn quyết định phải làm cho nước Việt trở nên giàu mạnh hơn. Ông đích thân tham gia cày cấy, bảo vợ mình phải tự tay dệt vải để khuyến khích người dân sản xuất. Dưới sự cố gắng không ngừng của ông, nước Việt ngày càng lớn mạnh. 

Lùi một bước – trí tuệ nhân sinh

Người ta thường cho rằng lùi bước là hèn nhát; thật ra không phải như vậy bởi bên trong sự lùi bước có ẩn giấu trí tuệ và nghệ thuật.

Việc lùi bước một cách có tính toán chỉ là tạm thời dừng lại để dồn sức mạnh cho việc tấn công sau này. Nếu lần này thời cơ chưa chín muồi hoặc sức mạnh của bản thân chưa đủ, vậy thì chớ nên tiếp tục xông lên làm gì, bởi làm như vậy chỉ khiến bị tổn thương mà thôi. Một người biết cách lùi bước trước tiên phải có tinh thần biết chịu nhục, ngoài ra còn có khí độ khoáng đạt bởi anh ta biết suy nghĩ cho đại cục, có thể chịu đựng sự nóng giận nhất thời để sau này mới phản công.

Điển tích từ xưa đã chứng tỏ sức mạnh tiềm ẩn của sự nhẫn nhịn, như Việt vương Câu Tiễn “nằm gai nếm mật” hoặc Bình Định Vương Lê Lợi “chốn hoang dã nương mình”. Nếu thuở xưa, Câu Tiễn khuất phục trước Ngô vương trong đại chiến giữa hai nước Ngô–Việt thì đã không phải chịu trăm đắng ngàn cay đắng đày ải thân mình; thay vào đó là mãi mãi mang nỗi nhục mất nước suốt hàng thế kỷ sử sách. Tương tự như vậy, khi Lê Lợi từ chối những chức quan tốt theo mưu đồ của tướng nhà Minh; nếu ông không lấy lùi làm tiến, trở về ẩn giấu nơi núi rừng mà âm thầm chiêu mộ hào kiệt mưu trí, thì khó có thể làm nên nghiệp lớn sau này.

Biết lùi một bước để tiến hai nước là một cảnh giới, một mỹ đức, một thái độ sinh tồn, một bản lĩnh trong ứng xử, càng là đại trí tuệ của nhân sinh. 

Lùi một bước tiến hai bước
Biết lùi một bước để tiến hai nước là một cảnh giới, một mỹ đức, một thái độ sinh tồn, một bản lĩnh trong ứng xử, càng là đại trí tuệ của nhân sinh. (Ảnh:Pixabay)

Dưới áp lực, phải học cách thay đổi, trong nguy nan, học cách tự bảo vệ mình. Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một thời sóng êm lặng gió. Đó mới là trí tuệ bản lĩnh đích thực của một bậc trượng phu, biết mượn gió trợ hỏa, biết chọn thời mà làm, biết lấy yếu thắng mạnh, biết lấy nhu đấu cương. 

Người biết lùi là kẻ thấu hiểu đạo lý ẩn sâu bên trong, hiểu rằng nhượng bộ không có nghĩa là nhu nhược, yếu thế mà ngược lại là thể hiện sự tài trí, bao dung và cao thượng, như vậy mới có thể trở thành người chiến thắng.

Kỳ thực, “lùi” và “tiến” có thể viên dung, hỗ trợ lẫn nhau, giống như âm và dương, cương và nhu, động và tĩnh, trên và dưới, thành và bại. Chỉ có âm thì không sinh ra được, chỉ có dương thì không lớn lên được; cao ngạo thì sẽ có hối hận; chỉ biết tiến mà không biết lùi thì cuối cùng sẽ dẫn đến suy sụp, thương vong.

Người xưa nói: “Sở dĩ không biết rõ chân núi là vì bản thân đang đứng ở trên núi”, “Người trong cuộc mê, người bên ngoài rõ ràng minh bạch”. “Lùi một bước” là khiến bản thân mình đi ra khỏi núi, đứng ở ngoài cuộc, như thế mới có thể thấy rõ chân núi, lý trí hiểu rõ được sự tình mà làm thành sự nghiệp.

Quân tử chờ thời mà hành động

Quân tử xem cơ màu mà động tác” (Chu Dịch: Hệ từ hạ). Lúc có biến động, người quân tử phải xem xét suy nghĩ cho cẩn thận, để lúc làm việc gì thì biết rõ cái thời cơ có làm được hay không. Có thời cơ làm được mà không làm là dại, chưa có thời cơ làm được mà làm cũng là dại, không phải là người quân tử.

Còn “Binh pháp Tôn Tử” nói rằng: “Nếu không thể thắng thì phòng thủ, có thể thắng thì phải tấn công. Phòng thủ khi thực lực ta không đủ, tấn công khi thực lực ta dư. Người giỏi phòng thủ, ẩn mình dưới chín tầng đất. Người giỏi tấn công, khuấy động đến chín tầng trời. Do đó mới có thể tự bảo vệ mình mà toàn thắng vậy”.

Khi không dễ chiến đấu, tuyệt đối không được tấn công. Không ngừng tích lũy lực lượng của tự thân, đợi đến khi nắm chắc mười phần thì xuất một chiêu sẽ làm nên chiến thắng.

Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai mà khôi phục đại nghiệp; Sở Trang Vương ba năm im hơi lặng tiếng, một lần cất tiếng nói kinh động khắp bờ cõi; Hàn Tín mười năm mài kiếm cuối cùng gặp được minh chủ… thảy đều qua chờ đợi mà vượt trội lên.

“Mọi sự đủ cả, chỉ thiếu gió Đông”, hàm ý nói rằng, dù chuẩn bị đầy đủ cũng phải biết chờ thời mới hành động. Dẫu chờ đợi là thống khổ và dày vò nội tâm, người kiên gan bền chí hiểu rằng điều nên tới cuối cùng sẽ tới, vậy nên không vì một chút thất bại mà tiêu mất đi ý chí.

“Chờ đợi” của Tôn Tử là cuồng phong thổi trước khi mưa rừng đến, là hội tụ năng lượng, sức mạnh chờ thời bùng nổ. Không ngừng bồi đắp sức mạnh trong lúc chờ đợi, mới có dũng khí và niềm tin để chờ đợi, đến khi một lần cất tiếng nói kinh động khắp bờ cõi.

Việc chờ đợi có thể khiến hết thảy từ không thể thành có thể.

Đan Thư theo Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x