Nhân sinh cảm ngộ: Người không thiện chí, dũng cảm cũng vô ích

Nhân sinh cảm ngộ: Người không thiện chí, dũng cảm cũng vô ích
Người có thiện niệm sẽ được Trời bảo hộ, có thiện chí mới có thể kết thiện quả. Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Pexels)

Người có thiện niệm sẽ được Trời bảo hộ, có thiện chí mới có thể kết thiện quả. Người không có thiện chí, chẳng qua chỉ là vì lợi ích cá nhân mà tranh mà đấu, càng dũng cảm bao nhiêu thì càng thương tích bấy nhiêu.

Trong các sách cổ Trung Quốc không thiếu những vị võ tướng dũng mãnh thiện chiến. Chẳng hạn như Lã Bố trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, đánh khắp thiên hạ mà không có đối thủ. Trong trận Hổ Lao Quan, ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi cùng xông trận nhưng vẫn không đánh thắng một mình Lã Bố, từ đó có thế thấy Lã Bố dũng mãnh khác thường. Tuy nhiên, vị dũng tướng này là người bất trung, vì lợi ích của bản thân mà ba lần đổi chủ, trước chiến trận thường bị Trương Phi chửi mắng là “Gia nô ba họ”. Cuối cùng, Lã Bố vì đắm chìm trong nữ sắc, không nghe lời trung ngôn, dẫn đến bại trận, binh lính bị bắt, bản thân cũng mất mạng.

“Quốc vô nghĩa, tuy đại tất vong; Nhân vô thiện chí, tuy dũng tất thương”, đây là câu nói trích từ “Hoài Nam tử – Chủ thuật huấn”. Ý rằng: Là một quốc gia, nếu không có chính nghĩa thì dù lớn mạnh đến đâu cũng chắc chắn sẽ diệt vong; Một người nếu không có chí hướng tốt đẹp, thì dù có dũng cảm ra sao, cũng sẽ dẫn đến thất bại.

La Mã cổ đại từng là một đế quốc hùng mạnh trong lịch sử, nhưng bạo quân Nero thống trị đất nước bằng khủng bố. Ông ta chính là điển hình của một kẻ điên cuồng biến thái, tàn bạo và phóng túng. Vì để thưởng thức cảnh hỏa hoạn, ông ta đã hạ lệnh thiêu rụi thành La Mã. Sau sự việc, ông ta lại giá họa cho tín đồ Cơ Đốc giáo, đồng thời còn phái người ngang ngược bắt giữ tín đồ Cơ Đốc, biến họ thành con dê thế tội và đưa họ đến đấu trường, để mãnh thú mặc sức cấu xé ăn thịt. Cũng có một số Cơ Đốc nhân bị ông ta cho đóng đinh lên thập tứ giá để thị chúng, còn có người thì bị ép mặc những bộ đồ bó sát và bị tưới dầu hắc lên người, bị trói trên “hỏa hình trụ” và bị thiêu sống. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, đế quốc La Mã hùng mạnh dần dần đi đến suy bại và diệt vong.

Còn Hitler ở Đức, lại là một lãnh tụ tinh thần của Đảng quốc xã, sau khi thất bại trong giới hội họa, ông ta bắt đầu nỗ lực hết mình trong lĩnh vực chính trị. Trong đầu não của ông ta có một ý nghĩ điên rồ rằng chỉ có dân tộc German của ông ta mới là dân tộc ưu tú nhất trên toàn thế giới, tất cả những dân tộc khác đều là hạ đẳng hoặc bị cho là chủng tộc hạ tiện. Với ý nghĩ điên cuồng này, ông ta quyết tâm chiến đấu vì sự hùng mạnh và quyền lực của dân tộc German. Cuối cùng, chính chí hướng chủ nghĩa dân tộc đáng sợ này đã dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khiến người Do Thái đối mặt với nguy cơ diệt chủng, hàng nghìn vạn người trên thế giới phải trôi dạt khắp nơi, máu chảy thành sông. Không thể không nói rằng những sự việc này đều do loại chí hướng đáng sợ đó gây ra.

Người có thiện niệm sẽ được Trời bảo hộ, có thiện chí mới có thể kết thiện quả. Người không có thiện chí, chẳng qua chỉ là vì lợi ích cá nhân mà tranh mà đấu, càng dũng cảm bao nhiêu thì càng thương tích bấy nhiêu. Chỉ khi xác lập chí hướng tốt đẹp, quy chân phản phác, thì mới có thể không tranh với đời, bước trên con đường nhân sinh tiêu diêu thoát tục chân chính.

Người không có thiện chí, dù có dũng cảm thì vẫn sẽ bị thương tổn. Làm người, trước lập chí, sau tu hành. Nhưng lập chí cũng phải phân rõ thiện và ác, đúng và sai. Trong tâm có thiện niệm thì chính là đang lựa chọn một tương lai tốt đẹp cho bản thân, điều đạt được cuối cùng chính là lợi mình lợi người. Ngược lại, nếu trong tâm chỉ có ác niệm thì chẳng khác nào tự gieo trái đắng, cuối cùng dẫn đến hại mình hại người. Không chỉ vậy, người có chí hướng sai lầm, hoặc lên nhầm thuyền giặc, thì nỗ lực càng nhiều – tổn thương sẽ càng lớn.

Mọi người đều biết rằng tiền tài là vật ngoài thân, nhưng có bao nhiêu người vì nó mà phấn đấu cả đời; quyền lực cũng như vậy, không biết có bao nhiêu người vì nó mà mê muội truy cầu. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần có dũng khí phân biệt thiện – ác, đúng – sai. Từ đó, dũng cảm đứng về bên cái Thiện, bảo vệ chân lý, như vậy mới có thể thật sự phát huy được tài trí cũng như sự dũng cảm của mình.

Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa Ngữ

Nguồn: Epoch Times Tiếng Việt


Mời quý độc giả ghé thăm trang Epoch Times Tiếng Việt để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích hơn.

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x