Tìm kiếm bình an nội tại và ý nghĩa nhân sinh trong thiền định

falun dafa minh chan tuong

Hãy dành một chút thời gian để thanh lọc tâm trí của bạn. 

Hãy xua tan những ngờ vực và ám ảnh. 

Hãy tĩnh lặng.

Thiền định là một khái niệm đơn giản nhưng khá thách thức khi thực hành. Trong thế giới tràn ngập những điều phiền nhiễu, để có thể giữ cho tâm trí luôn minh mẫn, người thực hành thiền định cần phải dụng tâm nỗ lực. Tuy vậy, những ai đã nỗ lực thực hành liệu pháp thiền định huyền bí này đều nhận được lợi ích xứng đáng. 

Từ lâu, khai sáng trí huệ được coi là mục đích của thiền định nhưng tiêu chuẩn khởi đầu thường không quá cao. Ngày nay, thiền định thường được quảng bá là một liệu pháp thư giãn không dùng thuốc, giảm căng thẳng và cải thiện khả năng tập trung tinh thần. Một số bác sĩ cũng khuyên như thế.

Tuy nhiên, mục đích của thiền định vượt xa phạm vi của khoa học hiện đại. Nicole Fiene, một đại diện bán hàng đến từ Massapequa, New York cho biết, đối với cô, thiền định đã chạm đến khoảng trống sâu thẳm trong tâm hồn chưa bao giờ được lấp đầy của cô. 

Cô Fiene bộc bạch, “Tôi đã từng ở trong vòng luẩn quẩn của cảm giác không thỏa mãn với những gì mình đã làm được. Tôi đã sống một cuộc đời tươi đẹp đầy những chuyến đi thú vị và những người bạn đặc biệt – thường xuyên đi du lịch đến những nơi mới lạ, gặp gỡ những con người mới và trải nghiệm những thứ khác biệt. Nhưng từ sâu thẳm trong tâm hồn tôi, tôi cảm nhận có điều gì đó vẫn còn chưa đủ. Tôi vẫn luôn muốn nhiều hơn nữa.” 

Cô Fiene nói thay vì được truyền cảm hứng, thì việc truy cầu kích thích tâm lý không ngừng lại khiến cô mệt mỏi. Cô phụ thuộc quá nhiều vào vật chất chỉ để trải qua cuộc sống thường ngày.

Năm ngoái, khi đại dịch COVID-19 ập đến, Fiene buộc phải thay đổi lối sống của mình. Trong tình trạng phong tỏa, mọi hoạt động và hình thức giải trí quen thuộc với cô đã dừng lại khiến cô không còn cách nào có thể che giấu cảm xúc u buồn mà cô đã đè nén trước đây.

Cô nói, “Một phần trong tôi biết được lý do khiến tôi trải qua tổn thương như vậy là vì những gì sắp xảy ra với tôi là phi thường. Tôi biết rằng nếu muốn chữa lành thì tôi phải tìm được gốc rễ của nó và tôi biết những gì tôi đang trải nghiệm là rất thiêng liêng.”

Cô Fiene không biết bắt đầu từ đâu nhưng một ngày nọ dường như có sự chỉ dẫn… Khi nói chuyện với một đồng nghiệp thân thiết qua điện thoại, Fiene thừa nhận cảm xúc và tinh thần của cô suy sụp trong thời gian phong tỏa và cô đang tìm kiếm điều gì đó để đối phó với nó.

Đồng nghiệp của cô đã đề nghị Fiene thử tập môn thiền định có tên là Pháp Luân Công. Fiene tìm được hướng dẫn luyện tập trên mạng internet, cô đã tập thử và nhanh chóng cảm thấy tốt hơn.

Cô Fiene chia sẻ: “Tôi cảm thấy một dòng năng lượng luân chuyển xuyên qua cánh tay và lần đầu tiên sau một thời gian dài, tôi cảm nhận được cảm giác an hòa ngập tràn như thế này. Tôi không biết gì về môn thực hành này, nhưng trong thâm tâm, tôi biết đây là điều sẽ kéo tôi ra khỏi sự u ám tinh thần mà tôi đang chịu đựng”.

Môn thực hành tâm linh có cội nguồn từ Trung Quốc

Pháp Luân Công hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn thực hành thiền định theo trường phái Phật gia. Ngoài bài công pháp tọa thiền, Pháp Luân Công còn có 4 bài công pháp đứng với những động tác chậm rãi, nhẹ nhàng. 5 bài công pháp rất dễ học, mang lại cảm giác rất an hòa cho người tập. 

“Đôi khi tôi cảm nhận được luồng năng lượng nhẹ nhàng lan tỏa khắp cơ thể và tâm trí sau khi thiền định, cùng với năng lượng của thiện lương và tĩnh tại.” Fiene tâm sự. 

Khởi nguồn từ Trung Quốc, nơi có truyền thống lâu đời của các môn dưỡng sinh thiền định còn được gọi là khí công, ngày nay, Pháp Luân Công đã được phổ truyền ở hơn 80 quốc gia. 

thiền định
Các học viên Pháp Luân Công đang biểu diễn các bài công pháp tại Quảng trường Union, New York vào ngày 12/5/2016 (Ảnh: Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Trải qua nhiều thế kỷ, người Trung Quốc vẫn đang tập nhiều môn khí công khác nhau dù là ở nhà hay tập thể tại các công viên. Có lẽ, Thái Cực Quyền được nhiều người biết đến nhất. Mãi đến đầu thập niên 90, người ta mới biết đến Pháp Luân Công, một môn khí công rất cổ xưa.

Theo ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, trước khi ông chỉnh sửa một chút và giới thiệu ra công chúng tại Trung Quốc, đây là một môn tu luyện truyền thừa được đơn truyền từ sư phụ cho đệ tử. 

Ông Lý đã truyền giảng Pháp Luân Công tại nhiều thành phố ở Trung Quốc trong vài năm và thu hút được sự quan tâm của nhiều người – chủ yếu qua truyền miệng.

Trên thực tế, Pháp Luân Công đã phát triển rất nhanh và rất phổ biến. Vào năm 1999, Pháp Luân Công trở thành môn khí công phát triển nhanh nhất và phổ biến nhất Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc ước tính có khoảng 70 triệu người theo tập Pháp Luân công, trong đó có cả các quan chức cấp cao của chính quyền.

Minh chứng rõ ràng là các lớp học hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người và những lời chứng thực về trải nghiệm tích cực đã thu hút sự quan tâm của công chúng. Nhiều người cho biết sức khỏe thể chất và trạng thái tinh thần của họ đã cải thiện đáng kể nhờ tập Pháp Luân Công.

thiền định
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể tại thành phố Phụng Thiên, Trung Quốc vào năm 1998 (Ảnh: Minh Huệ Net)

Cô Jane Pang nhớ lại lần đầu tiên tham gia lớp học Pháp Luân Công cách đây 25 năm. Cô năm nay 45 tuổi, hiện là hiệu trưởng một trường học, sống tại Toronto. Lúc đó, cô đang học tại một trường đại học ở Trung Quốc. Thỉnh thoảng cô tập khí công cùng nhóm bạn học lúc rảnh rỗi. Năm 1996, khi một trong những người bạn đồng môn giới thiệu cho cô về Pháp Luân Công, cô biết rằng cô đã tìm được điều gì đó rất đặc biệt.

Cô chia sẻ, “Tôi tập khí công nhưng chưa bao giờ có được cảm thụ như [tập] Pháp Luân Đại Pháp. Đại Pháp nhanh chóng mang đến cho tôi rất nhiều sự bình yên nội tại.”

Sự thay đổi lớn nhất mà cô Pang nhận thấy đầu tiên từ buổi tập là cô đã trầm tĩnh lại. Cô vốn là một sinh viên chăm chỉ nhưng luôn căng thẳng do những áp lực mà cô đang chịu đựng cũng như từ sự lo lắng. Pháp Luân Công giúp cô kiểm soát được trạng thái lo âu này.

“Thiền định tác động đến thân thể. Tôi ngày càng kiểm soát được bản thân. Tôi có thể giữ được bình tĩnh và thư thái. Tôi không lo lắng về kết quả. Tôi nghĩ đó chính là một sự thay đổi lớn đối với tôi,” cô nói. 

Lúc đầu, chính quyền Trung Quốc hài lòng với những lợi ích mà những người như cô Pang thụ hưởng được từ việc tập Pháp Luân Công. Thậm chí, một số quan chức cho rằng điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí y tế.

Một quan chức của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc nói với Tạp chí Tin tức Hoa Kỳ và Thế giới (U.S. News and World Report) rằng hiệu quả của Pháp Luân Công có thể tiết kiệm cho mỗi người 1,000 nhân dân tệ chi phí y tế hàng năm và nhiều lợi ích hơn nữa; nếu có 100 triệu người tập Pháp Luân Công thì tiết kiệm được 100 triệu nhân dân tệ chi phí y tế.

Tuy nhiên, năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu thay đổi thái độ. Các quan chức hàng đầu đột ngột lo ngại rằng Pháp Luân Công đang trở nên quá phổ biến và họ lo sợ sự ảnh hưởng của một bộ phận lớn dân chúng tham gia vào một hoạt động nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Cộng.

Có lẽ, quan trọng hơn hết, Pháp Luân Công đã ăn sâu vào văn hóa truyền thống của Trung Quốc, điều mà Trung Cộng đã tiêu hủy kể từ khi nó được thành lập vào năm 1949. Cũng kể từ đó, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa vô thần đã trở thành quốc giáo trên đất nước này.

Dưới các mệnh lệnh ngặt nghèo của nhà cầm quyền, sách của Pháp Luân Công đã bị đốt, các điểm luyện công bị ngăn cấm và một chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công được hầu hết các phương tiện truyền thông trong nước khuếch đại. 

Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã đến thủ đô để kháng nghị cho điều mà họ tin rằng đó là quyết định sai lầm của Trung Cộng. Vào năm 1999, cô Pang đã lên đường đến Bắc Kinh để thuyết phục chính quyền rằng Pháp Luân Công là tốt, không liên quan đến chính trị và càng không phải là mối đe dọa cho chế độ. Cũng giống như bao học viên khác tại Trung Quốc thời điểm đó, cô Pang nghĩ rằng nếu những người nắm quyền có thể nghe được về những trải nghiệm tích cực của cô thì họ sẽ thay đổi nhận thức của mình.

Cô nói, “Chúng tôi muốn họ biết rằng họ không nên lo ngại. Tôi nghĩ tôi đến đó và kể về câu chuyện của mình sẽ giúp họ hiểu Pháp Luân Công là gì.”

Tuy nhiên, những lời kêu gọi này dường như chỉ khiến chính quyền tăng cường quyết tâm loại bỏ Pháp Luân Công. Sau khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, Pang và những học viên khác đã bị bắt giữ. Pang kể cô ấy bị bắt cóc ngay trên phố, bị tống lên xe buýt và đưa đến một số trại giam vào một vài ngày sau. Cô bị tra tấn, bị bỏ đói và không được phép sử dụng nhà vệ sinh. Cô còn không biết mình đang ở đâu.

Cô hồi tưởng, “Tôi rất, rất sợ. Tôi muốn nói lời tạm biệt với gia đình. Tôi cảm giác mình có thể chết bất cứ lúc nào. Và nếu họ giết tôi, gia đình tôi sẽ không bao giờ biết tôi đã chết như thế nào.”

Sau khi bị chuyển qua 5 – 6 trại giam khác nhau, cuối cùng cô Pang bị đưa đến trại lao động và bị giam ở đó 2 năm. Hình thức bức hại này được sử dụng để buộc các tù nhân như cô Pang từ bỏ Pháp Luân Công. Mỉa may thay, điều này chỉ càng làm cho niềm tin của cô sâu sắc hơn.

“Ngay cả khi tôi chỉ còn một hoặc hai phút cho bản thân, tôi cũng sẽ nhắm mắt lại và tọa thiền. Tôi cố gắng để có một chút an hòa trong tâm.” Pang nói. “Cơ thể tôi suy yếu sau cuộc tra tấn nhưng tinh thần tôi không suy sụp. Thiền định giúp tôi rất nhiều trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế.”

Sức khỏe tốt hơn, nhân sinh quan tươi sáng hơn

Pháp Luân Công hàm chứa những pháp lý tương tự như của Phật gia và Đạo gia nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt. Ngoài phương pháp gột rửa tâm trí và khai thông năng lượng lưu chuyển khắp cơ thể, Pháp Luân công còn dạy cho người học cách đề cao đạo đức. Đó chính là người học luôn nỗ lực hết sức để trở thành người tốt trong mọi hoàn cảnh cuộc sống theo ba nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công là chân, thiện và nhẫn.

thiền định
(Ảnh được sự cho phép của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New York)

Những ai sống theo nguyên lý này đều nói rằng họ có sức mạnh để vượt qua hầu hết mọi thử thách trong cuộc sống. Pang nói đến hôm nay cô vẫn cảm nhận sâu sắc được sự bảo hộ này. 

Cô Pang nói, “Trước những gì xảy ra trong cuộc đời, tâm hồn bạn không xao động.Trong tình huống cam go, bạn đều có thể bình thản vì bạn cảm thấy được bảo vệ. Tôi đã có thể vượt qua rất nhiều khó khăn nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Ngay từ đầu, tôi đã thọ ích được những điều đó.”

Pháp Luân Công có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng ngày nay người theo tập đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. 

Cô Tabitha Smile, 45 tuổi, là một người mẹ đơn thân của hai đứa con đang tuổi thiếu niên. Cô làm việc cho một công ty. Cô muốn tìm kiếm một phương pháp thiền định.

Cô Smile có chút hiểu biết về các phương pháp thiền định phương Đông bởi vì cô có khoảng thời gian sống tại một số nước Á Châu. Cô đã trải qua nhiều năm tuổi thơ ở Nhật Bản và từng đến thăm Nam Hàn và Đài Loan.

Tuy nhiên, cô tìm thấy Pháp Luân Công tại một căn phòng phía trên một cửa hàng Whole Foods ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Cô đến gặp một nhóm nhỏ người địa phương để học các bài công pháp. Cô nói đây chỉ là một môi trường bình thường nhưng cô cảm thấy rất dễ chịu. Ngay lập tức cô thụ nhận được lợi ích sâu sắc.

“Lần đầu tiên luyện công tập thể, tôi có thể cảm nhận được sự ấm áp nhẹ nhàng và rung động lan tỏa khắp cơ thể. Tôi cảm thấy thư thái và diệu kỳ. Tôi biết rằng tôi đã tìm được một pháp môn tu luyện chân chính.”

“Sau vài tuần luyện công, tôi cảm thấy một loại xung động luân chuyển khắp cơ thể.” Cô nói.

Trong vòng vài tháng, chứng đau lưng mãn tính của Smile biến mất và các vấn đề về da dai dẳng mấy năm nay cũng không còn.

Cô nói, “Tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng.”

Nếu bạn chưa quen với văn hóa Trung Hoa, bạn sẽ thấy phần lớn triết lý của Pháp Luân Công có vẻ kỳ lạ. Giới nghiên cứu tâm linh thường cho rằng kinh mạch, uy lực của sự tĩnh lặng nội tại, và tích đức (để đức lại cho con cháu) bởi đức một loại vật chất thực sự tồn tại, là một phần trong văn hóa truyền thống Á Châu. Mặc dù vậy, người phương Tây nếu chủ ý cũng có thể tìm thấy được mối liên hệ với những khái niệm này.

Người tập Pháp Luân Công thường nói họ tìm thấy được giá trị cốt lõi của cuộc đời họ. Joseph Gigliotti, một bác sĩ chỉnh hình 29 tuổi, lần đầu tiên được giới thiệu về Pháp Luân Công cách đây gần 7 năm khi anh còn đang học đại học ngành chỉnh hình.

thiền định
Cô Jeanne Mitchell đang thực hành bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công

“Đó là thời điểm tôi bắt đầu nhận thấy tôi phải nghiêm túc đối đãi với tâm tính của mình. Tôi tìm kiếm một liệu pháp tinh thần thiết thực giúp tôi trưởng thành và làm một người tốt hơn.” Anh Gigliotti hồi tưởng. “Khi một người bạn giới thiệu cho tôi về môn tu luyện này, ngay lập tức tôi nhận ra đây là duy nhất, đích thực và rất uy lực.”

Trước đây, anh Gigliotti từng chống chọi với chứng lo âu và trầm cảm nhưng thông qua tập Pháp Luân Công, những trạng thái này tan biến một cách đơn giản.

Anh chia sẻ, “Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được những thay đổi này lại xảy ra trong tôi. Pháp Luân Đại Pháp đã khắc vào trong tôi một dấu ấn trường tồn và cải thiện tất cả các mối quan hệ của tôi.”

Giờ đây, thiền định trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh. Pháp Luân Đại Pháp dạy anh biết nghĩ cho người khác trước và tìm vào nội tâm bất cứ khi nào anh gặp nghịch cảnh khó khăn.

Anh Gigliotti tâm sự, “Bằng cách này hay cách khác, Pháp Luân Đại Pháp đã cứu vớt cuộc đời tôi. Nếu không có Đại Pháp, tôi sẽ không là chính mình nữa. Thật tuyệt khi có thể tĩnh tọa và an định lại tư tưởng của mình.”

“Trong khi thiền định, thân và tâm tôi như được gột rửa. Cảm giác thật sự thoải mái. Đôi khi cũng có thể là thử thách giúp tôi kiểm soát bản thân.”

Hành trình khám phá đáng trân quý

Nhiều học viên Pháp Luân Công nói rằng họ trân quý pháp môn này bởi vì hành trình mà họ đã trải để tìm kiếm. Nhưng đôi khi là ngược lại.

Điều này đã xảy ra đối với ông Syl Lebar, giáo viên âm nhạc và nhiếp ảnh gia 63 tuổi. Vào năm 2004, trong lúc Lebar tìm kiếm thông tin về phái Ngô gia của Thái Cực Quyền, vì lý do nào đó, kết quả tìm kiếm dẫn ông đến với Pháp Luân Công. 

Ông Lebar nói, “Mỗi khi tôi tìm kiếm, Google chỉ cho tôi thấy hết trang này đến trang kia của Pháp Luân Đại Pháp. Trước đây, tôi đã nghe nói về Pháp Luân Công nhưng ngay lúc đó, đây không phải là thứ tôi muốn tìm. Tôi thử lần thứ hai và kết quả vẫn tương tự. Đến lần thứ ba, kết quả cũng y như vậy.”

Lúc đầu, ông rất khó chịu, nhưng cũng quyết định xem xem Pháp Luân Đại Pháp là gì. Ông tìm được quyển sách chính của pháp môn này – “Chuyển Pháp Luân” bản trực tuyến. Sau khi đọc được vài trang, ông đã bị cuốn hút.

“Trước khi tôi nhận ra điều đó, tôi đang đọc chương thứ ba. Tôi không thể dừng lại.” Ông Lebar nói. “Khi tôi đi ngủ, một ý nghĩ đột nhiên lóe lên – kết quả tìm kiếm được không phải là ngẫu nhiên. Trong khi tôi chủ định tìm thông tin về Ngô gia Thái Cực Quyền thì như có ai đó dẫn dắt tôi đến đó. Tôi mỉm cười khi hiểu được điều gì đã xảy ra. Đại Pháp là điều mà tôi dành cả cuộc đời để tìm kiếm.

Theo thời gian, ông Lebar nhận thấy được những lợi ích trực tiếp từ tu luyện Pháp Luân Công. Sức khỏe ông được cải thiện, nhân sinh quan tích cực hơn và ông nhận thấy dễ dàng hơn khi giải quyết mọi khó khăn nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Ông Lebar nói, “Mọi thứ trong cuộc sống thường nhật của tôi dường như đi theo hướng tốt hơn một cách vô ý. Thiền định và các bài giảng của Pháp Luân Công cho tôi trạng thái bình yên nội tại mà trước kia tôi chưa bao giờ cảm nhận được qua những hệ thống tu luyện khác. Các mối quan hệ trong gia đình tôi cũng được cải thiện.”

Ông Lebar nói rằng ông đã học được rất nhiều từ các hệ thống thiền định khác mà ông đã thử trước đây nhưng không có gì có thể so sánh được với những gì ông thu được từ Pháp Luân Công.

“Tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có Đại Pháp”. Ông chia sẻ.

Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Radiant Life – Tạp chí trực thuộc The Epoch Times

Link bài dịch: Epoch Times Tiếng Việt

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x