Tại sao con người bị mắc dịch bệnh?

ntdvn ntdvn shutterstock 1512049901 copy 1

Tại sao con người bị mắc dịch bệnh? theo ghi chép nguồn gốc của dịch bệnh mà Nguyên Thủy Thiên Tôn và bậc cao Đạo thời Đông Tấn là Hứa Tốn đã giảng giải cho mọi người.

tại sao, dịch bệnh,
Khi đã không có thiện hành thiện niệm, thế thì những lỗi lầm phạm phải thường ngày sẽ bị Thần linh quản việc trừng phạt trông thấy, thế là gieo khí độc xuống. (Ảnh: Pixabay)

Nguyên Thủy Thiên Tôn giải thích nguyên nhân Trời giáng dịch bệnh

ntdvn yuanshitianzun
Nguyên Thủy Thiên Tôn nói ra nguyên nhân sinh ra dịch bệnh. (Ảnh: Wikipedia)

Một lần, Nguyên Thủy Thiên Tôn trông thấy bách tính hạ giới nhiễm dịch bệnh, khiến cho tứ chi nóng rực, chân tay tê nhức, đau đầu hoa mắt, ngũ tạng nóng ran, giống như kim châm vậy, cực kỳ thống khổ, không ăn ngủ được. Mọi người đều đang nghĩ cách làm thế nào để chữa trị dịch bệnh.

Lúc này, Nguyên Thủy Thiên Tôn nói ra nguyên nhân sinh ra dịch bệnh. Thì ra bách tính dưới hạ giới ở thế gian từ lâu đã bất kính với Thần linh, hoặc oán Trời chửi Đất, hoàn toàn không có cái tâm kính nhường.

Có những người trái với lòng mình xu nịnh người, tác oai tác quái, tạo nhiều tội và nghiệp, dẫn đến nhiễm bệnh, bị vi trùng dịch bệnh làm tổn hại. Vì vậy bất kể là nam hay nữ, sau khi lây nhiễm dịch bệnh, nên bảo cả nhà đoạn tuyệt ngũ tân (tức 5 loại gia vị gồm kiệu, tỏi, hẹ, hành, ngò), nói năng nhẹ nhàng nhỏ nhẹ, để thân và tâm đều mềm mại ôn hòa, giữ được sự nhân từ, thương xót và vui vẻ.

Đồng thời thắp hương tế Thiên Thần, khôi phục sự câu thông với Thần linh, khẩn cầu Thần linh “cải tử lưu sinh” (sửa đổi mệnh phải chết thành lưu giữ mạng sống). Khi con người thực sự thành tâm kính Thần, tụng kinh, thì Ôn Thần (Thần dịch bệnh) sẽ thu lại dịch bệnh, sau đó dịch bệnh sẽ dừng lây lan.

Trong tâm có ác niệm thì chưa thể thấy được chân lý

ntdvn ntdvn shutterstock 1512049901 copy 1
Tai họa xảy ra ở chốn nhân gian đều có quỷ Thần kiểm soát, người thiện có thể bình an vượt qua, còn người ác thì sẽ trong tâm sợ hãi. ((Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Sách Chính thống Đạo tạng có ghi chép, thời kỳ triều Tấn, danh sĩ Hứa Tốn ra làm quan, cũng lập chí tu hành. Vì tu hành nghiêm khắc và có thành tựu nên có được thần thông lớn, đã để lại rất nhiều Thần tích ở nhân gian. Thời kỳ Bắc Tống, triều đình gia phong Hứa Tốn tôn hiệu là “Cửu Thiên Cao Minh Đại Sứ Thần Công Diệu Tế Chân Quân”. Về nguyên nhân sinh ra dịch bệnh và lây nhiễm dịch bệnh, Hứa Tốn và đệ tử của ông là Huệ Văn đã có đoạn đối thoại đặc sắc.

Một năm, khi Hứa Tốn thuyết Pháp cho tín chúng, thấy đệ tử của ông là Huệ Văn đứng hầu ở phía trước nhưng nét mặt lo âu, thần thái buồn bã, tâm tình rối loạn, dáng vẻ như mất mát điều gì. Hứa Tốn tu hành có thành tựu, biết rõ trong tâm Huệ Văn vẫn còn nhiều lo âu vướng bận, vẫn giống như ở tại thế tục, vẫn chưa ngộ thấu chân lý, khó mà cứu giúp chúng sinh được.

Thế là Hứa Tốn hỏi Huệ Văn, vì sao mà sắc mặt lại âu lo rầu rĩ như thế? Huệ Văn dập đầu lạy mãi, vừa khóc vừa nói nguyên do. Thì ra anh ta nói là những người đeo bùa chú ngọc lục đều có thể thoát khỏi tất cả tai họa, nhưng ở quê nhà anh ta dịch bệnh đang hoành hành, bất kể là người thiện hay ác đều bị lây nhiễm dịch bệnh.

Em trai, em gái và các đệ tử của anh ta cũng đều bị lây nhiễm bệnh, thống khổ vô cùng. Huệ Văn vốn may mắn được sư phụ dạy bảo, học tập Đạo Pháp, chưa từng trễ nải. Xưa nay người ta theo thiện đều là vì để tiêu trừ tai họa, nay thấy người thông hiểu Đạo cũng không tránh khỏi được tai họa, do đó lòng rất lo âu.

Thế là Hứa Tốn giảng giải nguyên do của dịch bệnh cho Huệ Văn, và nguyên nhân người đời và những người xem có vẻ thông hiểu Đạo tại sao lại bị dịch bệnh hành hạ.

Hứa Tốn nói: Trời Đất vô tư, dưỡng dục vạn vật, vốn xem thiện ác để quyết định quả báo. Thế nhân vì tự tư, cho nên dẫn đến tai họa. Vì đức hạnh bại hoại, hủy hoại bản tính thiên lương vốn là thiện tính, vì vậy mà suy bại. Để tránh thế nhân tự tư và suy bại đạo đức, thế nên Thượng Thiên sẽ truyền Đạo cho thế nhân, dạy họ thuật trường sinh.

Còn dịch bệnh, tai họa xảy ra ở chốn nhân gian đều có quỷ Thần kiểm soát, người thiện có thể bình an vượt qua, còn người ác thì sẽ trong tâm sợ hãi. Ví như có người làm một con đường, dùng gạch hoa xây, có thể để người ta thản nhiên đi lại. Thế nhưng con đường nhỏ bên cạnh thì có người đặt bẫy, đào hố, dùng để bắt dã thú mãnh hổ qua đường. Những người đi đường không đi đường lớn (đại đạo), mà lại đi đường nhỏ ở bên (tiểu đạo), không cẩn thận rơi vào bẫy, thế là nói người làm đường đã làm con đường không ngay chính. Nói như thế có đúng không?

Con người đi trên đường, vốn không thể nào rơi vào bẫy được, bởi vì bẫy vốn không phải đặt ra cho con người, mà là con người đi nhầm rơi vào nó. Đi đường lớn hay theo đường nhỏ, đây là sự khác nhau giữa thiện và ác.

Tâm có thiện niệm thì chính Thần bảo hộ

Hứa Tốn nói, một số đệ tử thông hiểu Đạo, nhưng có người trái Đạo, trễ nải giáo Pháp, tâm sinh vọng niệm, không có chân niệm, hoặc tu luyện trễ nải, không thường xuyên học Pháp, bình thường ăn uống cũng không có tiết chế hoặc kỵ húy, dẫn đến các chính Thần bảo hộ họ hoàn toàn bỏ đi. Khi đã không có thiện hành thiện niệm, thế thì những lỗi lầm phạm phải thường ngày sẽ bị Thần linh quản việc trừng phạt trông thấy, thế là gieo khí độc xuống.

Một khi bị nhiễm bệnh mà vẫn không biết hối lỗi nhận ra những lỗi lầm của mình trước đây, vẫn oán trách Đạo Pháp, quy lỗi tai họa cho sư phụ, do đó không được Thần linh bảo hộ. Vì vậy tình trạng bệnh càng ngày càng nghiêm trọng.

Hoặc có người trong gia phái nhưng không thể đồng đạo hiệp tâm, không thể tu hành giác ngộ, thường ngày hay làm những việc trái với Pháp, hoặc loạn tu trái với Pháp môn, thế thì quỷ Thần sẽ thừa cơ hành động, ngầm trừng trị, hoàn toàn không phải Thượng Thiên không công bằng, mà là có lý do giáng tội trừng phạt để khuyến thiện mọi người hãy sửa chữa lỗi lầm mà tự làm mới lại mình.

Còn tại sao những người xem có vẻ thông hiểu Đạo lại không thoát khỏi tai họa, dịch bệnh? Hứa Tốn nói, có người che giấu tội lỗi, vẫn có hai lòng, thậm chí còn thuyết Đạo hành Pháp không cần quan tâm đến vợ con. Người này hành dâm tà, thờ dâm quỷ, sao có thể bảo hộ cho họ được.

Hứa Tốn biết Chân Nhân trên Thiên Thượng hạ thế truyền Đạo, truyền kinh, là vì để khuyên con người hướng thiện, sinh chính khí. Hứa Tốn cho đệ tử đeo bùa bảo lục của ông là vì để bách quỷ sợ hãi, để Thần thiện đi theo bảo hộ, lại còn có phương thuốc Tiên có thể cứu nạn cứu khổ. Tuy có bùa bảo lục cứu chữa, nhưng có những đệ tử hoàn toàn không hiểu đạo lý trong đó, một mực hành xử trái Đạo, nên dẫn đến tai ương, nhưng lại nói những lời như “là đệ tử của Thái Thương mà lại không thể tránh được tai họa”.

Điều này giống như không muốn cày cấy mà lại muốn gặt hái, không muốn nuôi tằm mà lại có áo mặc, làm sao có thể được?

Trung Hòa từ NTDVN.com
Theo Secretchina

Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.

Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.

Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).

Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!


Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Bình luậnx
()
x