Khi đối mặt với những nỗi đau hoặc vấn đề quá lớn ngoài tầm giải quyết thì con người thường có xu hướng trốn tránh. Tại sao lại trốn tránh? Vì điều đó dễ hơn việc phải đối diện với nỗi đau hoặc vất vả để tìm cách giải quyết vấn đề. Làm thế nào để có thể trốn tránh? Người ta giả vờ rằng nỗi đau hoặc vấn đề đó không tồn tại.
Thói quen trốn tránh ăn sâu vào tiềm thức
Đôi khi chạm đến tâm lý bất lực vì không thể xoay chuyển đám đông, nhưng vốn là người mạnh mẽ, họ lại tiếp tục cố gắng cách này cách khác để đối diện và giải quyết vấn đề.
Cái đám đông kia nhìn thấy những người mạnh mẽ đang tìm cách giải quyết vấn đề cho mình thì có hai tâm lý xảy ra:
Một là có tâm lý đứa trẻ và cái kẹo, coi việc những người mạnh mẽ đang làm là điều họ phải làm, là trách nhiệm của họ và nó chẳng liên quan gì tới mình, mình chỉ việc thụ hưởng thôi vì mình yếu đuối mình có quyền từ chối trách nhiệm!
Hai là có tâm lý tiếp tục chối bỏ để củng cố, khẳng định sự trốn tránh của mình là đúng. Những người có tâm lý này sẽ chửi bới nhục mạ nguyền rủa những người mạnh mẽ bởi những người mạnh mẽ vô hình chung đang làm cho họ cảm thấy nỗi hèn trong người mình. Họ không thể chấp nhận được sự tự ti mặc cảm của bản thân, họ phải thể hiện, họ phải chứng tỏ, và có cách nào hay hơn tốt hơn là chửi rủa chê trách tất cả nhũng việc những người mạnh mẽ thực hiện, phản bác tất cả những gì những người mạnh mẽ nói?!
Các bạn dễ dàng bắt gặp một đám đông chửi mắng một người là “ngu” khi người đó giúp đỡ một người bị tai nạn và sau đó bị người nhà nạn nhân đánh vì hiểu lầm. Người ta chửi người tốt bụng kia ngu không phải bởi người tốt bụng kia ngu mà chẳng qua họ chửi để che giấu đi cái mặc cảm xấu hổ vì không dám giúp đỡ người khác do sợ phiền phức của chính mình. Họ chửi để che đi việc họ thua kém người tốt bụng kia.
Nhìn thật kỹ, ngẫm thật kỹ, ta thấy rất nhiều ví dụ cụ thể xung quanh để chứng minh cho hai tâm lý trên đang tồn tại trong xã hội người Việt. Và nó kéo lùi tất cả mọi thứ, phá nát mọi thứ từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ tình yêu thương cho đến đạo đức, các giá trị xã hội, các phong trào tranh đấu.
Làm thế nào để con người chịu nhìn nhận chính mình và nhìn nhận thực trạng xã hội, tìm cách giải quyết vấn đề? Đây là câu hỏi mỗi người nên tự đặt ra cho bản thân và trả lời.
Theo facebook Nguyễn Thị Bích Ngà
Đăng có chỉnh sửa dưới sự cho phép của tác giả
- Xem thêm:
- Khôi phục các nhịp điệu và nghi thức của mùa hè tuổi thơ
- Lối tường thuật về biến đổi khí hậu đang ngăn cản châu Phi hiện đại hóa và đạt được sự thịnh vượng như thế nào
Minh Chân Tướng là trang cung cấp những bài viết về Văn hóa Truyền thống, quý đọc giả sẽ tìm thấy bài viết hữu ích nhằm khơi gợi những quy phạm, tiêu chuẩn Đạo đức, Văn hóa chính thống cũng như toàn bộ nền Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm lịch sử.
Minh Chân Tướng sử dụng nguyên tắc Chân Thành và Thiện Lương làm kim chỉ nam trong suốt hành trình của mình. Chúng tôi chú trọng tính nhân văn, những bài học lịch sử và văn hóa truyền thống nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi người, mỗi nhà và cho xã hội.
Minh Chân Tướng là kênh thông tin phi lợi nhuận, chúng tôi cam kết không quảng cáo (từng bài viết quý vị đọc trên Minh Chân Tướng sẽ không bao giờ hiển thị bất kỳ một quảng cáo nào).
Cảm ơn Quí độc giả đã thường xuyên theo dõi và ghé thăm Minh Chân Tướng!
Email: [email protected] đã sẵn sàng nhận những phản hồi từ bạn!