Bối cảnh

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, công an ở Thiên Tân, một thành phố phụ cận Bắc Kinh, đã tấn công và bắt giữ hàng chục học viên Pháp Luân Công tập trung bên ngoài một tòa báo để kiến nghị về những lỗi sai trên một bài báo công kích Pháp Luân Công mới đăng. Khi tin tức về các vụ bắt giữ lan rộng và số học viên Pháp Luân Công đến khiếu nại các quan chức đông lên, họ được [chính quyền Thiên Tân] chỉ dẫn lên Bắc Kinh kiến nghị. Ngày hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tự phát đến Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở Bắc Kinh, theo sự chỉ dẫn của các quan chức tại Thiên Tân. Cuộc tụ họp này rất trật tự và hòa bình. Một số đại diện của các học viên Pháp Luân Công được mời đến gặp Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ là ông Chu Dung Cơ, và nội các của ông Chu. Tối hôm đó, những quan ngại của các học viên Pháp Luân Công đã được giải quyết, những học viên bị bắt ở Thiên Tân đã được thả và tất cả mọi người lại về nhà.

Vấn đề

Theo một số nguồn tin nội bộ trong chính quyền Trung Quốc, trong những tháng sau sự kiện ngày 25 tháng 4, đã xảy ra một cuộc đấu tranh chính trị khốc liệt trong giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. Sau đó – bí thư ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân đã kêu gọi chính phủ “tiêu diệt” Pháp Luân Công, trong khi các ủy viên khác trong Bộ Chính trị không thấy có mối đe dọa nào ở môn tập này. Chuyên gia phân tích kỳ cựu của CNN Willy Lam đã trích lời các quan chức cấp cao nói rằng việc đàn áp Pháp Luân Công đã trở thành vấn đề mang tính “cá nhân” của Giang Trạch Dân. Tháng 7, Giang đã chính thức ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Vụ tập trung ngày 25 tháng 4 đã nhanh chóng bị xuyên tạc – từ một cuộc thỉnh nguyện hòa bình phát sinh khi các quan chức Thiên Tân và Bắc Kinh bảo các học viên đến Văn phòng Kháng cáo ở Bắc Kinh, trở thành “vụ bao vây có tổ chức” khu phức hợp chính quyền trung ương với “chứng cứ” rõ ràng cho thấy Pháp Luân Công là một mối đe dọa như thế nào.

Vì sao cần quan tâm?

Việc xuyên tạc sự kiện ngày 25 tháng 4 thành cuộc “bao vây” khu phức hợp chính quyền trung ương đã chính trị hóa Pháp Luân Công, cả ở trong và ngoài Trung Quốc. Vì vậy, thay vì coi cuộc bức hại của ĐCSTQ là một cuộc đàn áp bạo lực đối với một nhóm tín ngưỡng thiểu số, trong dư luận lại rộ lên câu chuyện rằng Pháp Luân Công và ĐCSTQ đang chạy đua quyền lực. Hơn nữa, nhiều chuyên gia quan sát Trung Quốc ở phương Tây cho rằng Pháp Luân Công đã tự chuốc lấy cuộc đàn áp vì “thách thức” chính quyền vào ngày 25 tháng 4. Câu chuyện này đã làm giảm đi nhiệt huyết của những người ủng hộ nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, cũng là yếu tố lớn nhất của hiện tượng “đổ lỗi cho nạn nhân” xung quanh việc điều tra và báo cáo về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Vì sao các học viên thỉnh nguyện đến Ủy ban Trung ương ĐCSTQ?

Ngay từ tháng 6 năm 1996, Bộ Tuyên truyền của Hội đồng Trung ương đã ra chỉ thị cho các cấp chính quyền chỉ trích Pháp Luân Công. Tờ Quang Minh Nhật báo đã phát động cuộc tấn công đầu tiên bằng bài viết “Tiếng chuông báo động tiếp tục reo vang”. Cục Xuất bản Tin tức sau đó bị cấm xuất bản, phân phối và bán sách Pháp Luân Công. Trước ngày 25 tháng 4 năm 1999, cảnh sát trên toàn quốc đã bắt đầu tịch thu sách Pháp Luân Công và can nhiễu các điểm luyện công tập thể. Việc cảnh sát Thiên Tân bắt giữ các học viên là dấu hiệu leo thang của cuộc bức hại. Sự việc này đã đến mức không thể giải quyết mà không có sự can thiệp của lãnh đạo cấp cao của Ủy ban Trung ương Đảng.

Có bao nhiêu người đi thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4năm 1999?

Ước tính có khoảng 30.000 người tập trung tại hai khu vực từ cổng phía Nam của Công viên Bắc Hải đến phía Tây của Tây An Môn và từ đường Phủ Hữu đến con hẻm phía Tây của nó. Các học viên đến sau bị chặn lại ở các vòng bên ngoài.

Các học viên từ ngoại thành không được ra khỏi nhà ga xe lửa hoặc đã bị chặn tại các điểm kiểm tra trên đường cao tốc và không được vào Bắc Kinh. Chính quyền Trung Quốc chỉ thừa nhận con số đã được giảm đi nhiều là 10.000 người nhưng con số thực tế vượt xa số đó.

Các học viên đã yêu cầu điều gì?

Bấy giờ, các học viên đưa ra ba yêu cầu sau:
1. Cảnh sát Thiên Tân trả tự do cho những học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ.
2. Trả lại môi trường không thù địch để tu luyện Pháp Luân Công.
3. Được phép xuất bản các sách của Pháp Luân Công.

Những người đi thỉnh nguyện đã hành xử như thế nào?

Trên đại lộ từ Công viên Bắc Hải dẫn đến Tây An Môn, xe cộ qua lại thông suốt cả ngày. Một số học viên còn có sáng kiến nhằm đảm bảo lưu thông thông suốt cho xe cộ và người đi đường. Các học viên đi lại men theo lề đường để nhường vỉa hè cho người đi bộ. Ai nấy đều bình tĩnh và ôn hòa.

Cuộc thỉnh nguyện kết thúc ra sao?

Khoảng 10 giờ tối, từ cổng Tây của Trung Nam Hải gửi ra một thông báo: “Các đại diện đã trở lại và họ đã truyền đạt yêu cầu của học viên đến các lãnh đạo của Ủy ban Trung ương Đảng. Tất cả học viên bị cảnh sát Thiên Tân bắt giữ đã được thả. Bây giờ mọi người có thể về nhà.” Các học viên đã dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh, thậm chí nhặt cả mẩu thuốc lá cảnh sát bỏ lại. Trong vòng chưa đầy 20 phút, toàn bộ các học viên đã rời khỏi đó.

Một vụ việc chưa sáng tỏ

Lúc đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ hỏi những người đại diện xem họ đã đọc bài bình luận của ông về Pháp Luân Công chưa. Các đại diện Pháp Luân Công cho biết, họ chưa bao giờ nhìn thấy bài bình luận đó. Nhiều người thắc mắc ai đã giữ lại bài bình luận, và tại sao nó lại bị giữ lại. Điều này, cho đến nay, vẫn là một ẩn đố.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.